30/04/2016 - 41 năm mất miền Nam Tự Do

Trả lời
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Con Diều Của Em Tôi

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    Con Diều Của Em Tôi




    Trước đó tôi thấy thằng bé đi dọc theo bờ biển nhặt những vỏ sò cho vào một cái túi cầm trong tay. Tôi vẫy tay ngoắc nó. Nó do dự. Tôi mỉm cười và ngoắc nó một lần nữa. Nó đứng dậy và tiến về phía tôi bằng những bước chân rụt rè. Ra dấu cho nó ngồi xuống bên cạnh, tôi hỏi:
    – Em tên gì ?
    – …
    – Em đến đây bao lâu ?
    – …
    Mắt nó vẫn nhìn con diều. Tôi hỏi tiếp:
    – Em mấy tuổi ?
    – …
    – Em thích con diều này không ?
    – …
    Mắt nó vẫn nhìn con diều.
    Tôi đưa cuộn chỉ trong tay cho thằng bé. Nó rụt người lại. Lắc đầu. Hai tay nó ôm chặt cái túi vỏ sò hơn. Bỗng nó đứng dậy và chạy về phía bên kia ghềnh đá. Tôi muốn bước theo để xem nó đi đâu vì tôi không hề thấy nó trong số các em bé ở khu trại nầy. Không hiểu sao tôi vẫn đứng đó trông theo.

    oOo

    Từ các soeurs tôi được biết nó là một đứa bé khoảng mười hai, mười ba tuổi – bị bệnh yếu tim. Đến trại này đã gần ba năm, nó là kẻ sống sót sau cùng của một chuyến vượt biển. Từ lúc được cứu vớt đến bây giờ, nó không hề nói một lời gì cả. Người ta cho rằng nó đã chứng kiến một chuyện gì hãi hùng lắm nên thần kinh bị ảnh hưởng, để rồi nó mất tiếng nói. Ai cũng nghĩ thế. Tôi tin thế. Về khu trại nầy, thằng bé không làm gì ngoài đi nhặt vỏ sò hay ngồi hàng giờ nơi bờ biển. Nó là một đứa bé mất mát nhiều và đáng thương.

    Chiều hôm sau, thằng bé đã chờ tôi từ bao giờ nơi ghềnh đá. Tôi mỉm cười với nó; nó vẫn không nói gì cả. Mắt nó nhìn con diều trong tay tôi. Đến khi tôi chuẩn bị thả diều thì nó đưa cho tôi một tờ giấy. Thằng bé ra dấu bảo tôi đọc. Trong đó chỉ vỏn vẹn vài hàng chữ:

    Mẹ,
    Con đến rồi. Con không biết mình ở đâu.
    Ba và chị Hai đã chết. Con không nhớ số nhà.
    Con gửi thư cho mẹ bằng con diều. Con nhớ mẹ lắm.

    Khi tôi đọc xong, nó xếp tờ giấy lại và cột hờ vào con diều. Rồi nó ngồi xuống trên bãi cát chờ tôi. Tôi thả con diều bay lên cao và ngồi xuống bên nó. Mắt nó vẫn nhìn con diều. Một cơn gió lớn thổi lá thư bay tận ra khơi. Nó đứng dậy bước đi. Tôi vẫn ngồi nhìn theo.

    Mỗi chiều sau thằng bé đều đến với tôi. Con diều giấy trở thành sợi dây nối liền tôi và nó. Thằng bé đã trở thành một quen thuộc trong cuộc sống của tôi. Những lần nó đến trễ tôi bồn chồn, lo lắng. Nhưng tôi vẫn chờ cho đến khi nó đến mới thả diều. Và không sớm thì muộn, nó vẫn đến. Lúc ngồi bên nhau chờ một cơn gió lớn, tôi thường kể cho nó nghe về tuổi ấu thơ của mình. Ngồi nghe tôi nói, mắt nó vẫn nhìn con diều. Và chúng tôi hạnh phúc. Tôi khi bên nó, nó với con diều của tôi.

    oOo

    Những ngày gần đi, tôi dạy nó cách làm diều. Có lẽ đoán được điều này nên thằng bé rất chăm chú học, từ cách cột dây, cách chuốc cây uốn thành nan, cho đến cách đón gió.

    Thằng bé vẫn đến ngồi bên tôi buổi chiều trước ngày đi.Tôi muốn nói thật nhiều với nó nhưng tôi biết mình sẽ không kềm hãm được những xúc động trong lòng nếu tôi mở lời. Chúng tôi ngồi nhìn con diều bay trong gió. Im lặng. Chợt thằng bé để tay nó vào trong tay tôi. Nắm chặt. Tình thương vỡ òa trong tôi, trong nó. Hai bàn tay nắm chặt như một gắn bó, trao gửi ở nhau. Lá thư bay đi. Tôi đứng dậy thâu con diều về. Nó cũng đứng dậy. Nhét cuộn chỉ vào trong tay nó, tôi nói:
    – Anh cho em con diều này. Cuộn chỉ có thể dùng cho con diều khác khi con diều này hư. Em nhớ cách làm diều nhé.
    Nó nhìn cuộn chỉ trong tay, nhìn tôi, rồi quay lưng bước đi. Trông theo dáng nó xa dần, tôi chợt nhớ một điều và gọi lớn:
    – Anh chưa biết tên em. Em tên gì ?
    Nhưng bóng thằng bé đã khuất. Chắc nó không nghe tôi gọi. Tôi bước thật chậm về căn phòng của mình.

    Trước khi ra phi trường sáng hôm sau tôi tìm ra bãi biển, mong sẽ gặp thằng bé lần sau cùng. Nhưng tôi thất vọng – bãi biển không bóng người. Chợt tôi thấy nơi chúng tôi thường ngồi có một cái túi nhỏ. Bước lại gần, tôi thấy đó là cái túi của thằng bé. Trên đó là một cái vỏ sò thật đẹp. Nếu không có cái túi có lẽ tôi đã không bước lại gần đủ để nhìn thấy một điều lạ khác – Trên mặt cát thằng bé đã dùng vỏ sò để xếp lại thành chữ "NGHIÊM". Tôi đứng lặng người. Tôi cúi xuống nhặt cái vỏ sò lên, cho vào túi. Và bước đi.

    Đường ra phi trường chạy dọc theo bờ biển. Tôi ngồi nơi cửa sổ xe buýt nhìn ra. Tôi thấy một con diều giấy bay cao trong trời nắng đang lên. Thằng bé đang tiễn tôi đi. Dựa lưng vào ghế, tôi nhắm mắt lại. Chiếc xe buýt vẫn lao mình về phi trường.

    oOo

    2-85.

    Tôi được tin Nghiêm chết hôm qua. Soeur gửi thư cho tôi biết sau một đêm dầm mưa rất lâu, Nghiêm bị cảm nặng. Dù được chăm sóc rất ân cần, Nghiêm vẫn mê mang. Chiều hôm sau trời nắng gắt và nóng bức. Trong lúc mọi người bận rộn lo buổi cơm chiều, Nghiêm lén ra bờ biển. Nghiêm đã ngã gục trên bãi cát trong cơn sốt, tay vẫn nắm chặt cuộn chỉ và con diều. Đến khi mọi người phát giác ra thì đã muộn. Soeur gửi kèm theo con diều và lá thư sau cùng chưa gửi của Nghiêm. Tôi cầm con diều lên. Bàng hoàng. Hụt hẫng. Căn phòng như xoay vần. Tôi buông người xuống ghế trong thờ thẫn.

    Chiều nay gió thật mạnh và nhiều…

    Tôi thả sợi dây cho con diều bay xa hơn nữa. Lá thư sau cùng của Nghiêm tôi đã cột theo vào đó. Con diều bay thật cao và thật xa. Chỉ hết. Tôi nắm đoạn chỉ sau cùng trong tay. Thật chặt. Rồi buông. Con diều chao mình, băng đi trong gió. Tôi đứng nhìn con diều bay xa dần ra khơi. Và mất hút. Tôi nghĩ – Có lẽ Nghiêm đã về tới quê hương. Và với mẹ.

    Nguyễn Phước Nguyên

    Nguồn: http://www.tiengviet.com

              
Last edited by Hoàng Vân on Thứ tư 08/03/17 15:23, edited 1 time in total.
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Tôi cố bám lấy đất nước tôi - Nguyễn đình Toàn - Bạch Vân

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          




          




Tôi cố bám lấy đất nước tôi
Nguyễn đình Toàn - Bạch Vân


:sad3:
          
Last edited by Hoàng Vân on Thứ tư 08/03/17 15:26, edited 1 time in total.
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Máu Trung Tá Long đã thấm xuống lòng đất mẹ

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    Máu Trung Tá Long đã thấm xuống lòng đất mẹ



    Máu Trung Tá Long đã thấm xuống lòng đất mẹ


    Tôi không hiểu, trong Dinh Độc Lập, Dương văn Minh và bọn hàng thần lơ láo đến mức độ nào trước ống kính xấc xược của bọn phóng viên cộng sản và trước những câu hạch hỏi hỗn láo của bộ đội giải phóng cấp tá. Họ có nghe những tiếng súng danh dự, trách nhiệm, tổ quốc của lính văn nghệ diệt T-54 ở cầu Thị Nghè, của lính nhẩy dù cách cổng Dinh Độc Lập chẳng bao xa? Chúng tôi vào trung tâm thành phố. Dân chúng đang bu kín công viên dựng hai người chiến sĩ thủy quân lục chiến Việt Nam họng súng nhắm thằng vào Hạ Viện. Những chiếc loa gắn trên cây cao đã oang oang giọng nói mới chào mừng giải phóng miền Nam. Bài hát Tiến vào Sài gòn ta quét sạch giặc thù muốn rung chuyển thành phố. Nhưng trời vẫn thiếu nắng. Cộng sản đã tiếp thu Đài phát thanh, Bưu điện… Giọng nói cầy cáo của Lý Quý Chung và ca khúc Nối vòng tay lớn không còn nữa.

    Chúng tôi lách đám đông. Dưới chân tượng đài của thủy quân lục chiến, xác một người cảnh sát nằm đó. Máu ở đầu ông ta chẩy ra tươi rói. Người sĩ quan cảnh sát đeo lon Trung tá. ông ta mặc đồng phục màu xanh. Nắp túi ngực in chữ Long. Trung tá cảnh sát Long đã tự sát ở đây Cộng sản để mặc ông ta nằm gối đầu trên vũng máu. Phóng viên truyền hình Pháp quay rất lâu cảnh này. Lúc tôi đến là 14 giờ 30. Dân chúng đứng mặc niệm trung tá Long, nước mắt đầm đìa. Những người không khóc thì mắt đỏ hoe, chớp nhanh. Tất cả im lặng, thây kệ những bài ca cách mạng, những lởi hoan hô bộ đội giải phóng.

    Trung tá Long đã chọn đúng chỗ để tuẫn tiết. Tướng giữ thành Sài gòn là Tổng trấn Sài gòn đã đào ngũ. Tướng giữ thành Sài gòn là Đô trưởng Sài gòn đã đào ngũ. Tướng giữ thành Sài gòn là Tổng giám đốc Cảnh sát quốc gia đã đào ngũ. Không có Hoàng Diệu, ở những trạng lịch sử chó đẻ của thời đại chúng ta. Và trên những tiểu thuyết đấu tranh, những hồi ký chiến đấu của những con người tự nhởn sống hùng mọi hoàn cảnh, người ta không thấy một dòng nào viết về cái chết tuyệt vời của trung tá Cảnh sát tên Long. Cộng sản đã chẳng ngu dại phong anh hùng, liệt sĩ cho quốc gia. Họ độc quyền anh hùng, liệt sĩ. Ở những cuộc đấu thầu anh hùng, liệt sĩ quốc gia tại hải ngoại, chưa thấy một nén tâm hương tưởng mộ trung tá Long. Có lẽ, liệt sĩ đích thật không lãi lớn bằng liệt sĩ giả vờ thế thì thời đại chúng ta đang sống là cái thời đại gì nhỉ? Nó không chịu, không thích vinh tôn cái thật, đã đành, nó còn nhởn chìm cái thật và vấy bẩn lên cái thật một cách thô bạo, ẩn ý và lạnh lùng. Khi cái thật bị nhận chìm, bị vấy bẩn, cái giả nổi bật, sáng giá và chói lọi, thơm tho. Như vậy, mọi giá trị về tinh thần, về đạo nghĩa bị nhởn chìm theo. Rốt cuộc, bọn giả hình sống với cái giả của chúng, huyễn hoặc mọi người bằng cái giả với bạo lực của quyền uy hợp pháp và cả quyền uy ảo tưởng hậu thuẫn. Và người công chính thụ động, buông xuôi. Cuối cùng, con cháu chúng ta sẽ chỉ biết liệt sĩ đất sét, anh hùng gian dối, vĩ nhân phường tuồng.

    Tôi muốn biểu dương trung tá Long như Hoàng Diệu hôm nay, Hoàng Diệu của Sài gòn. ông ta đang nằm kia, dưới chân tượng đài thủy quân lục chiến Việt Nam anh dũng. Máu trung tá Long đã thấm xuống lòng đất mẹ. Cái chết của trung tá Long nếu chưa thức tỉnh được sự u mê của thế giới tự do thân cộng, của bọn phản chiến làm dáng thì, ít ra, nó cũng biểu lộ cái khí phách của một sĩ quan Việt Nam không biết hàng giặc. Tôi không mấy hy vọng cái chết của trung tá Long lay động nổi cái bóng tối vô liêm sỉ trùm đặc tâm hồn những ông tướng đào ngũ. Chúng ta hãnh diện làm người Việt Nam lưu vong vì chúng ta còn trung tá Long không đào ngũ, không đầu hàng giặc và biết chết cho danh dự miền Nam, danh dự của tổ quốc.

    – Tôi chứng kiến tự phút đầu.

    – Ông nói sao?

    – Tôi nhìn rõ ông ta rút súng bắn vào thái dương mình.

    – Thật chứ?

    – Đáng lẽ tôi phải nói dối.

    – Tại sao?

    – Vì nói thật lúc này không có lợi.

    Tôi nghe hai người Sài gòn nói chuyện. Và tôi được nghe “Huyền sử một người mang tên Long” do một trong hai người kể. Truyện như vầy: 10 giờ 30, Dương văn Minh đọc lệnh đầu hàng, quân đội và cảnh sát tuân lệnh Tổng thống, lột quần áo, giầy vớ, nón mũ, vất súng đạn bỏ chạy về nhà mình hay nhà thân nhân của mình. Một mình trung tá Long không lột chiến bào, không phi tang tích huân chương, không liệng súng đạn. Trung tá Long từ nơi nào đến, chẳng ai rõ. ông xuất hiện ở công viên trước Hạ Viện hồi 12 giờ. Ngồi trên ghế đá, ông ta trầm ngâm hút thuốc. Rồi ông ta nhìn trước, nhìn sau, ngó ngang, ngó dọc. Rồi ông ta đưa tay ôm lấy đầu, cúi thấp. Khi ấy, Sài gòn đã ồn ào tiếng hoan hô cộng sản giải phóng. Bất chợt, ông ta đứng dậy, chậm rãi bước gần chân tượng đài. Trung tá Long đứng thẳng. ông ta ngẩng mặt. Thản nhiên, ông ta rút khẩu Colt, kê họng súng vào thái dương mình bóp cò. Tiếng đạn nổ trùm lấp tiếng hoan hô cộng sản. Trung tá Long đổ rạp.

    – Đó, diễn tiến cái chết của Trung Tá Long.

    – Ông có mặt ở đây trước lúc trung tá Long xuất hiện?

    – Phải. Tôi tuyệt vọng, không thiết về nhà nữa.

    – Rồi sao?

    – Dân chúng bu quanh xác trung tá Long. Cộng sản chưa có thì giờ kéo xác ông ta đi. Phóng viên truyền hình Pháp thu cảnh này kỹ lắm. Chỉ tiếc họ đã không thu được cái oai phong lẫm liệt của trung tá Long. Họ đến quá chậm và họ chỉ quay phim một xác chết. ông hãy nhìn cho kỹ. Trung Tá Long tuẫn tiết cùng chiến bào, cùng cấp bậc, cùng tên mình.

    Tôi đã nhìn kỹ. Lịch sử của chúng ta đã có những vị anh hùng chỉ có tên mà không có họ. Như Đô đốc Tuyết, Đô đốc Long… Hôm nay, chúng ta có thêm trung tá Long. Những ai sẽ viết lịch sử? Và liệu sử gia đời sau có soi tỏ niềm u ẩn của Trung tá Long chảy máu mắt nhìn quê hương lạc vào tay quân thù mà bất lực cứu quê hương, mà chỉ còn biết đem cái chết tạ tội quê hương, dân tộc. Đã hàng tỉ tỉ chữ viết về những chuyện khốn nạn, viết về những tên khốn kiếp, viết về những sự việc khốn cùng. Dòng chữ nào đã viết về Trung tá Long? Người ta đã viết cả pho sách dày cộm để nguyền rủa xác chết. Người ta cũng đã viết cả pho sách dầy cộm để suy tôn xác sống. Người ta ồn ào. Người ta vo ve. Dòng chữ nào đã viết về Trung tá Long? Ai đã làm công việc sưu tầm lý lịch đầy đủ của vị liệt sĩ đích thực này? Than ôi, lịch sử đã hóa thành huyền sử. Cho nên người ta nhìn quốc kỳ mà không cảm giác linh hồn tổ quốc phấp phới bay. Chúng ta đang bị sống trong cái thời đại của những ông tướng đào ngũ, của những ông tổng trưởng đào nhiệm không hề biết xấu hổ. Thời đại của chúng ta còn đòi đoạn ở chỗ, kẻ sĩ và kẻ vô lại đồng hóa trong “lý tưởng” nguyền rủa xác chết và suy tôn xác sống.

    Xưa, Hàm Nghi 8 tuổi, hỏi cận thần:

    – Tay bẩn lấy gì rửa? Cận thần đáp:

    – Nước.

    Hàm Nghi hỏi thêm:

    – Nước bẩn lấy gì rửa?

    Cận thần ngơ ngác:

    – Tâu bệ hạ, thần không hiểu.

    Hàm Nghi nói:

    – Nước bẩn lấy máu mà rửa!

    Trung tá Long đã lấy máu rửa một vết ô nhục 30-4. Lính nhẩy dù đã lấy máu rửa một vết ô nhục 30-4. Lính văn nghệ đã lấy máu rửa một vết ô nhục 30-4. Những kẻ tạo ra ô nhục 30-4 lấy gì nhỉ? Họ đang cầm ca, cầm đĩa xếp hàng ngửa tay lấy cơm, lấy nước ở đảo Guam. Biết đâu chẳng xẩy ra tranh cơm như tranh quyền bính. Và biết đâu chẳng bị ông quân cảnh Mỹ đen tặng một vài cái tát xiếc! Những kẻ này vẫn thừa thãi vô liêm sỉ để họp bàn, hiến kết cứu nước. Lịch sử lại thêm vài phụ trang chó đẻ.

    Giải phóng quân đã đổ đầy trước thềm Hạ Viện. Cỏ đuôi chó hoan hô tưng bừng. Dân chúng chiêm ngưỡng Trung Tá Long tản mạn. Trung Tá Long nằm nguyên chỗ ông ngã rạp cho máu rửa nhục Sài gòn. Giã từ liệt sĩ! Vĩnh quyết liệt sĩ. Xin hãy phù hộ tôi kéo dài cuộc sống hèn để có ngày được viết vài dòng về Trung Tá.

    Duyên Anh
    1986


    Nguồn: https://baovecovang2012.wordpress.com

              
Last edited by Hoàng Vân on Thứ tư 08/03/17 15:27, edited 1 time in total.
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

41 Năm một nỗi đau

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    41 NĂM MỘT NỖI ĐAU





    Vậy là một 30/04 nữa lại đang đến gần. Lòng người lại đau đáu nhớ về những tháng năm đau thương của dân tộc. 41 năm, một dấu mốc chưa hẳn là đã dài, nhưng cũng chẳng phải là quá ngắn để những khổ đau kia tan biến.

    Ở Việt Nam, nếu như tôi đang sống như một người bình thường vào giờ phút này, chắc là cũng giống bao người khác háo hức về một chuỗi ngày nghỉ dài trong dịp 30/4 và 1/5 để chè chén, để bù khú, để du hí cùng bạn bè, hàng xóm…

    Nhưng giờ này, tôi đang viết những giòng này từ cách Việt Nam nửa vòng trái đất. Trời Canada đã sang xuân từ lâu, những trận bão tuyết muộn màng cũng đã qua được vài ngày khi tôi viết bài này. Trời bây giờ tràn ngập nắng ấm và cây cối bắt đầu hồi sinh sau những ngày đông lạnh giá. Thế nhưng trong tôi vẫn còn đó những nỗi niềm làm cho trái tim không thể hòa nhịp đập cùng mùa hè.

    Như đã nói ở trên, giá như tôi ở Việt Nam thì tôi dù muốn, dù không cũng sẽ phải cuốn vào những rượu chè, ăn chơi trong những ngày nghỉ dài, vô thưởng, vô phạt ấy. Những người dân Việt Nam từ lâu đã quen với một thông lệ là ăn mừng ngày 30/4 như là một ngày “chiến thắng” theo sự tuyên truyền của cộng sản. Và họ ăn, họ chơi để quên đi thực tại đau buồn đang hàng ngày đeo bám họ. Nào là chuyện cơm áo gạo tiền, nào là chuyện thức ăn đầy độc, nào là chuyện Tây, chuyện Tầu và cả chuyện Ta nữa…

    Chẳng ai nghĩ đến 30/4, và cũng chẳng ai suy xét đến những điều vô lý của cái khái niệm “giải phóng”. Họ vô tư trên miệng những lời đùa cợt, vui cười và cũng hết sức vô cảm.

    Nhưng trách họ sao được khi từ bé đến khi xuống cửu tuyền đều phải nghe một bài ca muôn thuở nào là “Mỹ Ngụy ác ôn”, “đảng cộng sản có công giải phóng và thống nhất đất nước”vv…Nói cho cùng, người dân cũng chỉ là nạn nhân của một chính sách nhồi sọ và ngậm máu phun người của đảng cộng sản Việt nam mà thôi.

    Đã có ai biết rằng cái Miền Nam mà cộng sản vẫn gọi là Mỹ Ngụy ấy lại là hòn ngọc của Viễn Đông và là tấm gương sáng cho Singapore, Hàn Quốc học tập chứ đừng nói gì đến cái xứ sở Lào hay Campuchia còn tràn ngập lạc hậu và nghèo nàn. Có chuyện ngược đời hay không khi một miền Bắc quanh năm đói rách, xin viên trợ, tranh giành nhau những tờ tem phiếu để có miếng thịt, mớ rau vv…lại đi “giải phóng” cho một đất nước hơn hẳn họ mọi mặt. Nghịch lý quá phải không các bạn ?. Nếu các bạn trẻ nào mê phim Hàn, xin hãy một lần ngồi lại và ngẫm xem nếu Hàn Quốc bị “giải phóng” bởi Bắc Hàn thì các bạn sẽ có gì để xem, sẽ có gì để nói đây nữa ?.

    Hãy suy ngẫm nhé các bạn trẻ Việt Nam !

    Cũng còn chưa hết đâu, nếu trong đời các bạn, các bạn yêu thương ai đó vì họ tốt với bạn thì chắc chắn bạn chẳng thể quên họ. Và cái điều nhân quả tất yếu đó lại cũng lặp lại ở Việt Nam. Người Việt nam dù ở đâu, dù đã 41 năm trôi qua, nhưng vẫn tiếc thương về một Miền Nam tự do và nồng ấm tình người. Nói đến VNCH thời trước 1975, người ta không có khái niệm đi làm cô dâu Hàn, Đài Loan, lừa đảo, giết người, đĩ điếm như thời “rực rỡ” của những tên cướp mang danh “giải phóng”. Đó là một sự thật mà bất cứ ai cũng không thể chối cãi rằng cái gì tốt đẹp sẽ được ghi nhớ mãi và cái gì xấu xa thì dù có làm cách nào để che đậy thì nó cũng vẫn bị phỉ nhổ, lôi ra ánh sáng mà thôi.

    Các bạn của tôi ơi ! Ngày 30/4 không phải là ngày vui đâu các bạn bởi vì kể từ đó, toàn dân tộc chúng ta thụt lùi về kinh tế, xã hội, giáo dục và đời sống vv… để đến nỗi giờ đây Lào và Campuchia đã vượt qua và hàng ngày tuyển người Việt chúng ta sang làm thuê cho họ. Các bạn có thấy điều đó là vô lý và xấu hổ cho chính dân tộc Việt Nam chúng ta hay không?. Hay là các bạn vô cảm và các bạn muốn tránh xa chính trị chỉ bởi các bạn muốn yên thân cho bản thân mình và gia đình. Đó là một sự vô cảm đáng trách khi chúng ta mải vui chơi mà quên đi rằng chúng ta là người Việt Nam, chúng ta cần phải có trách nhiệm với đất nước đã sinh ra tổ tiên và chính chúng ta.

    Ngày 30/4, cũng là ngày mà có hàng triệu đồng bào của chúng ta phải vùi xác trong những nhà ngục khổng lồ của cộng sản. Cũng có hàng triệu người đã vùi thây nơi biển Đông cồn cào sóng giữ. Và cũng ngày đó, toàn đất nước đã và đang bị bán dần cho giặc Tàu. Một tương lai mù mịt đang chờ đợi cả dân tộc chúng ta từ sau cái ngày 30/4 đáng buồn hơn là vui đó.

    Vâng ! Lại 30/4 nữa đến rồi, 41 năm đã trôi qua là 41 nỗi niềm uất hận của cả dân tộc này. Một nỗi đau chung cho tất cả người Việt Nam không phân biệt vùng miền, dân tộc, tôn giáo…Nỗi đau này không của bất cứ riêng ai cả. Xin đừng thờ ơ, đừng vô cảm và đừng cười trên nỗi đau của cả một dân tộc !

    Đặng Chí Hùng
    15/04/2016



    Nguồn: https://baovecovang2012.wordpress.com

              
Last edited by Hoàng Vân on Thứ tư 08/03/17 15:29, edited 1 time in total.
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Chiến sĩ vô danh - Phạm Duy - Hoàng Vân . Ngàn Khơi

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          







Chiến sĩ vô danh
Phạm Duy - Hoàng Vân . Ngàn Khơi


          
Last edited by Hoàng Vân on Thứ tư 08/03/17 15:32, edited 1 time in total.
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

42 Tháng Tư Đen, 41 Năm Mất Nước, 42 Tháng Tư Khủng Bố, 71 Năm Bắc Thuộc

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  • TS Phan Văn Song Luận về Tháng Tư Đen:

          42 Tháng Tư Đen, 41 Năm Mất Nước
    42 Tháng Tư Khủng Bố, 71 Năm Bắc Thuộc

    ____________________________________________________
    Phan Văn Song - 15/04/2016







    1.
    42 Tháng Tư Đen, 41 Năm Mất Nước, 41 Năm Uất Hận Không Nguôi !


    Thật sự mà nói, với một số đông trong đại đa số người Việt tỵ nạn cộng sản chúng ta, bắt buộc phải sống ở hải ngoại. Từ 41 năm nay, nỗi đau mất nước, nỗi uất hận sống ly hương vẫn hằng ngày canh cánh trong lòng. Đây là một hiện tượng rất lạ lùng, rất đặc biệt : cộng đồng người Việt chúng ta là một trong những số rất ít cộng đồng ngoại quốc sống tha hương trên đất một quốc gia tiên tiến, mặc dù, đa phần hội nhập, mặc dù một số đông khá sung túc, khá thành công, nhưng vẫn tiếp tục duy trì sự gắn bó với cảnh cũ người xưa.
    Thật là một nghịch lý, cộng đồng người Việt tỵ nạn Cộng sản, tuy là nạn nhơn của một chế độ độc tài cộng sản bất nhơn độc ác, bắt buộc phải tha hương, nhưng ngày nay, sau khi đã thành công, đã sung túc, đã khá hội nhập vào cuộc sống mới tại xứ người, thế nhưng vẫn không quên cố quận, vẫn cố bám víu, hoài niệm luyến tiếc với cuộc sống quá khứ ở trong nước. Mặc dù xưa kia, trước lúc mất nước, có thể nghèo khổ hơn, nơi ăn chốn ở, công ăn việc làm có thể kém tiện nghi, kém vật chất hơn ! Thế mà… !
    Và càng khó hiểu hơn nữa, là vì lúc bấy giờ phải sống còn ở trong một trạng thái hoàn toàn bất ổn, do chiến tranh phá hoại của khủng bố Việt Cộng, và với một tương lai u tối, ảm đạm hơn. Ngày nay, thoát được ra ở Âu ở Mỹ, dù cuộc sống hằng ngày có bận bịu, nhưng vẫn đầy thoải mái thành công, các gia đình họ hàng gia tộc dân tỵ nạn đều, nếu không công thành danh toại thì cũng nhà cửa khang trang, dẩu không sang trọng, cũng tươm tất gọn gàn. Con cái hậu duệ dẩu không xã hội cao sang cũng « thường thường bực trung.

    Nhưng cớ sao ? Không riêng gì cá nhơn chúng tôi, một số đông « phe ta dân tỵ nạn tha hương », lại, ngày ngày, lòng vẫn không yên, nao nao thế nào hướng nỗi nhớ, niềm thương về cố quốc ? Khi mỗi tối về, khi màn đêm tĩnh mịch, vợ con cái đã nghỉ ngơi yên tịnh, « phe ta » ngồi một mình trầm ngâm trước bàn điện tử, lướt đọc vài điện thư, ngâm nghi vài bài viết của bạn bè, nhưng lòng vẫn cảm thấy không toại, vương vấn. Tủi hỗ, trách nhiệm, « trách, hờn » lẫn lộn, tựu trung cảm nhận bổn phận « làm người con đất Việt » không tròn ! Dĩ nhiên, phận làm cha, phận làm chồng, gia đình nay đà tạm ổn, « con không trách, vợ không phiền » là đã được rồi ! Nhưng phận công dân đâu ? Phận làm con đâu ?

    Phận công dân ? Trung với Nước ? Chưa toại !
    « Phe ta » để mất nước chẳng đặng đừng, vì đồng minh phản bội, bỏ rơi, tháo chạy, vì hết đạn, hết lương ! Và ngày nay, nhìn rõ ràng bản mặt thằng thắng trận đương bán Nước, rước voi về dầy mả tổ tiên ! Rõ ràng là thằng Bad Guys ! Than ôi ! Ngụy quyền đã thắng ! Bá Đạo thành công ! Căm hờn càng chồng chất ! Uất hận càng tràn trề ! 41 năm rồi ! Sắp sửa nửa thế kỷ rồi ! Hai thế hệ ! Nửa đời người ! Tha hương ! Tủi hỗ !

    Phận làm Con ? Hiếu với cha mẹ ? Chưa xong !
    Cá nhơn tôi, bỏ nước ra đi, tìm Tự Do, tìm tương lai cho con cháu, hậu duệ, bỏ lại cha mẹ già, phải sống trong không khí thiếu thốn, cơ hàn, tù đày Việt Cộng ! Trong bao năm tháng, tội của « phe ta » là « đã » không giữ được nước, « mà còn » để cha mẹ « phe ta », bà con, tổ tiên « phe ta », phải sống trong một nhà tù lớn ! Tội lỗi « phe ta », là đưa đám tang cha mẹ ta trong không khí ảm đạm của Việt Cộng khủng bố ! Khủng bố khi « tự » hay « bị » cấm mình không về được để chịu tang báo hiếu. Khủng bố khi « mộ phần cha mẹ » phải chôn tạm, chôn bợ trong những nghĩa trang tạm thời ! Và ngày nay ? Mộ phần cha mẹ vẫn tiếp tục nằm không khí một nhà tù lớn, trên những mãnh đất của những nghĩa trang tạm dung, tạm thời, không biết được yên ổn không ? Ngày nay, vẫn canh cánh trong lòng, vẫn phải lo mộ phần cha mẹ, ông bà, chú bác, sẽ bị chen lấn, như các nhà cửa ở đường phố đang bị chen lấn, vẫn phải sợ các mộ phần bị bốc giở như các ruông vườn bị xóa bỏ, kế hoạch hóa, đất canh nông thành đất địa ốc, tạo bao nhiêu người sống thành « dân oan », tạo bao nhiêu người chết thành « oan hồn » ! Người sống còn biết xuống đường « khiếu kiện », nhưng người chết ? Nay chỉ còn lơ lững « ma trơi » !


              






    2.
    41 năm Mất Nước là 41 Năm toàn dân Việt có Giấc Mơ Vượt Biên!


    Người có tý tiền, lúc xưa thì mua chổ, mua thuyền vượt biển.
    Ngày nay, giàu có, lắm tiền, con cháu cán bộ hay gia đình thương gia, đại gia, thì dùng học lực, quyết chí học hành, hay mua bằng mua cấp, du sanh, du học, đem tiền lánh nạn, hạ cánh an toàn, sống đời sung túc …ở nước ngoài ! Một loại tỵ nạn nhưng để hưởng tiền ăn cắp, hưởng của bất lương ! Nhưng trong thế giới cuả « Cây cột đèn nếu có cẳng cũng biết bỏ đi » thi âu cũng không có chi đáng trách cả !
    Còn chẳng may làm người quá nghèo, quá khốn khổ ? Bán nhà, mượn tiền, bán mình « xuất khẩu lao động » ; nam, mồ hôi, lao lực công trường ; nữ, đít trôn, sắc nhan vũ trường nhà thổ ! Và nếu có dịp, trốn ở lại nước ngoài, bán buôn chợ trời hàng hóa Tàu, thuốc lá lậu. Bà con nếu có dịp đi các quốc gia cựu Đông Âu : Ba Lan, Tiệp Khắc, hay cựu Đông Đức, vượt cổng Brandbourg đến cựu Bá linh sẽ nhìn thấy những chợ Đồng Xuân Hải ngoại, sẽ gặp những người Việt Nam, công dân của chế độ do Đảng Cộng Sản Việt Nam, thắng trận đang cầm quyền, làm chủ một đất nước, cũng bắt buộc đi tỵ nạn Cộng Sản, sống tha hương, như chúng ta, những người thua trận, mất nước !

    41 năm, tương lai người Việt tỵ nạn Cộng Sản, ta nay đã tạm xong, tạm ổn !
    Nhưng tương lai dân tộc Việt Nam ta ? Tương lai Đất Nước ta ?

    Đất ta bị Tàu chiếm, Biển ta bị Tàu chiếm ! Ngày nay, cả Sông ta cũng bị Tàu chiếm luôn !
    «Trời không hành cơn lụt hằng năm ! Trời không hành cơn hạn hằng năm » nữa, như câu hát của Phạm Đình Chương tả giòng Sông Hương và quê Miền Trung ! Mà ngày nay
    Tàu SẼ XẢ nước cho lụt,
    Tàu SẼ KHÓA nước cho hạn miền quê Đồng Bằng Nam Việt chúng ta !


    Cũng xin nói rõ thêm rằng, nỗi uất hận chung của người Việt tỵ nạn Cộng sản tha hương chúng ta, và riêng cá nhơn tôi, là không do vì chúng ta, không toại, vì công không thành danh không toại ở hải ngoại đâu !
    Trái lại ! Nếu làm bảng tổng kết đời người, cá nhơn thằng tôi là một người hưởng rất nhiều may mắn ! Trước, tôi được hưởng một chế độ giáo dục, an sanh xã hội của Việt Nam Công Hòa đầy nhơn bản, đường học vấn, công danh, sự nghiệp thành công mỹ mãn. Sau, vốn là người đi Đạo Chúa, chúng tôi hưởng được nhiều hồng ơn, công thành danh toại, và ngay cả ngày nay vào buổi chiều của cuộc đời vẫn nhận đầy đủ những ơn tình Thiên Chúa, nay về già ở quê người, tôi hưu trí trong một giai cấp xã hội trung lưu, sung túc, trí thức của người, vẫn tiếp tục có một vai trò, chức vụ, vai vế trong xã hội, làng xã, giáo phận nơi quê người. Con cháu hậu duệ chúng tôi nay là những công dân của xứ người, được đào tạo thành những công dân trí thức, với những nghiệp vụ chuyên khoa được hưởng nhiều ưu ái của xã hội người.

    Nhưng tại sao chúng tôi vẫn nuối tiếc !
    Tiếc là không được phục vụ đồng bào mình, tiếc là không được đóng góp cho đất nước nơi mình sanh trưởng ra đời, đất nước Việt Nam !

    Trước là trả Ơn Đất Nước Đại Việt, là trả Ơn Đồng Bào Việt Nam.
    Hai cái Ơn lớn của Tứ Ơn của Đạo Việt.

    Sau là trả Ơn Cha mẹ, Ơn Tổ tiên.
    Tôi vẫn tiếc ! Rằng giá chi những thành công đường công danh học vấn ấy ; mình, nếu được phục vụ tại quê nhà, với làng, với xóm, với láng giềng, với họ hàng, với bà con cô bác, sẽ làm xôm tụ, góp phần hãnh diện riêng cho tổ tiên gia tộc, họ hàng mình, góp phần phục vụ, hãnh diện chung cho quê hương mình.

    Riêng Ơn thứ tư là Ơn Trời Đất, Chúa Phật, phần Tâm Linh Đạo Đức Tôn Giáo là Ơn của Đấng Thiên liêng giành riêng cho mỗi Cá nhơn.
    Cá nhơn chúng tôi và gia đình chúng tôi, như đã nói trên, được Thiên Chúa ban phước hưởng trọn vẹn và quá đầy đủ !

    Nhưng cớ sao, mỗi tối về – nhứ là cái tháng Tư nầy – mỗi khi ngồi một mình, trong tĩnh mịch, tôi vẫn « nhớ nhà » ? Nhà mình xây dựng ở đây không phải nhà mình sao ? Nostalgie, nhớ nhà hóa ra là không phải nhớ nhà mình đang ở, mà nhớ cái mái nhà xưa, thuở còn nhỏ ?

    Nhớ mãi, da diết ? Một « Con rạch sau nhà » như cái tựa một bài viết của Anh Hai Tiểu Tử ? Xóm Vạn Chài, Đình Thành Công ? Khu Cầu Kiệu, Bến Tắm Ngựa của những buổi trưa hè đi lội nước Sông Thị Nghè, vớt lăn quăn nuôi cá – của thời tiểu học ? Hay khuôn viên Trường Yersin, khung trời Đà Lạt, Chợ Hòa Bình, Rừng Ái Ân hái trái Mát Mát (Fruits de la Passion) với em Gisèle Sanceau ? Hay Hồ Than Thở của thời trung học ? Hay những bước Tango đầu tiên học với chị Hai Thiên ở Vũ Trường Ambiance Đà Lạt của thời mới lớn ? Hay Brodard, Givral Sài gòn, đi ăn kem với Nàng thời đại học ? Hay đường Lê Lợi cùng Em bát phố khi trời lộng gió ? Hay Bến Bạch Đằng, lúc hết tiền, ăn vịt lộn hóng mát với Chương Ròm tuổi thiếu thời, hay với Mai Thanh Truyết những ngày đầu thời mất nước, hai thằng vừa nghéo lại được tay nhau ? Nhắc Chương Ròm, nhớ Chương Ròm một thời, đèo nhau Solex, cùng nhau ngồi Anh Vũ, nghe Bích Chiêu hát Nỗi Lòng bằng hơi thở ? Hay cũng cùng Chương, và Lân đi « thăm » chị Tình ở Ngã Ba Chú Ía ? Hay « nhớ » Tư Khàn Tài Phán với những « bước Tango tài tình », hay những « passes Be Bop bất hủ » ở những vũ trường Tự Do, Đêm Màu Hồng ? Hỉ Nộ Ái Ố, Buồn Vui lẫn lộn ! Ôi Việt Nam ! Cả một bầu trời quá khứ ! Thương quá !

    Thương nhớ các đồng ngũ, chiến sĩ Tiểu đoàn 8 Dù cùng chia sẻ những ngày lãnh pháo Cộng Quân ở Mặt Trận Xa mát, ngoài bìa thành An Lộc Anh Hùng, trong Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972, thuở đi lính 9 tuần ! Nỗi nhớ da diết, vương vấn, nhè nhẹ, khó ngưôi, không gì làm sao vứt bỏ được ! Dẩu có nghe lại bài hát xưa ? Một giọng ca xưa ? Cũng không nguôi ! Dù có đọc một án văn xưa ? Cũng không toại ! Tôi chỉ biết nhớ !

    Hay tại tuổi già ? Tuổi già nhớ tuổi trẻ thế thôi !
    Nostalgie, nhớ nhà hóa ra là không phải nhớ nhà mình đang ở mà nhớ mái nhà xưa, thuở còn nhỏ ? Nhớ tuổi thiếu thời, mỗi ngày là một ấn tượng, mỗi dịp là mỗi kỷ niệm, ám ảnh, khó quên ! Thời ngon lành trai trẻ, hoạt náo ! Thời chỉ biết nhìn về phía trước ! Bây giờ nhìn kiếng chiếu hậu, quá khứ ! Và luyến tiếc một thời ! Thời của Việt Nam Quốc Gia tuổi trẻ ngây thơ lo học. Thời của Việt Nam Cộng Hòa tử tế, hiền hòa, nhiều thời cơ, nhiều giấc mộng !

    Và nếu ngày mai ? Một Việt Nam mới được lập lại ? Mong một Việt Nam Cộng Hòa hoàn toàn thật sự Độc Lập Tự Do, Dân Chủ, Pháp Trị, Hiến Định, với toàn dân đồng một lòng hy sanh xây dựng lại một quốc gia tử tế đàng hoàng ? Mong lắm !









    3.
    42 Tháng Tư Đen
    Khủng Bố của 71 Năm Bắc Thuộc


    Trưa hôm thứ hai 11 tháng Tư Đen nầy, chúng tôi trả lời một cuộc phỏng vấn của anh Nguyễn Chính Kết trên Đài Phát Thanh Sài gòn của thành phố Houston Texas Mỹ.
    Đề tài Khủng bố và đời sống hằng ngày của dân Âu Tây và đặc biệt dân Pháp.

    Nếu đem so sánh với những năm tháng Việt Nam Cộng Hòa chúng ta sống dưới sự đe dọa khủng bố Việt Cộng thì khủng bố của Daesh ISIS-Nhà nước Hồi giáo chả thấm vào đâu cả ! Những hình ảnh trên các hệ thống truyền thống Âu Mỹ làm dân chúng Pháp ghê tởm Daesh, thấy sao tàn ác quá ! Nhưng đối với bà con thân hữu Việt Nam ta thuộc thế hệ chúng ta, thì chả ăn nhằm gì cả.
    Daesh có cắt đầu, cắt cổ các nhà báo da trắng ! Thì Việt Cộng thuở xưa có kém đâu ? Cũng cắt cổ, mổ bụng, dồn trấu thả sông. Thuở nhỏ lánh nạn ở Tân Uyên, Tân Trụ, được nhìn thấy « thằng chỏng trôi sông », đến nay hình ảnh vẫn còn ấn tượng trong ký ức ! Quên sao được những hình ảnh thời ấy, tuy chụp bằng hình đen trắng, in trên những tờ nhựt trình, với kỹ thuật yếu kém thời ấy, cũng đủ làm chúng ta khiếp đảm ! Nói như vậy, để nhắc nhở chúng ta (những người cùng chia sẻ một thế hệ, một không gian, một thời gian) đã quen sống và đã hiểu rõ thế nào là sống trong tình trạng khủng bố.

    Nhưng nếu ngày nay, dân chúng bản địa và dân chúng người Việt tỵ nạn Cộng sản chúng ta sống ờ Pháp, Âu Châu, có cảm thấy một « vài khó chịu » khi sanh hoạt di chuyển, thì tựu trung chỉ là những cái khó chịu nho nhỏ để đổi lại sự an ninh cho cuộc sống hằng ngày. Nào là hình ảnh các binh sĩ, cảnh sát, súng ống vũ trang đứng đầy đường… Nào phải mở xắc, mở bao, mở ví bóp, cặp, bị, ba lô cho các vệ sĩ, gác-dan các nhà hàng, cửa hiệu, xem xét…Nào phải trình diện, dơ tay lên trời, chim bay cò bay, cho cảnh sát vệ binh rờ bóp nắn túi…Bực mình nho nhỏ ! Hy vọng mang lại An Toàn ! Nhưng phải tiếp tục ra đường, phải sanh hoạt, phải sống, phải « pha », phải « tin vào số mệnh », « phải tin vào hệ thống An ninh của Nhà nước, Cảnh Sát,… ».

    Nhưng khủng bố không thiết phải, đánh bom, đánh mìn, gây chết gây thương tích. So sánh Việt Nam của ta dưới thời chiến tranh ta sống với khủng bố Việt Cộng – cũng như nước Pháp ngày nay sống với khủng bố Hồi giáo quá khích Daesh. Căng thẳng là dĩ nhiên ! Nhưng một sự căng thẳng của một sự cảnh giác của một tình hình chiến sự buộc ta phải sống trong tự vệ.

    Chúng ta người Việt tỵ nạn Cộng Sản, đã làm quen với chiến sự, với tự vệ rồi.
    Bằng chứng suốt thời chiến tranh với khủng bố, với chiến sự leo thang, chúng ta đâu có bỏ xứ ra đi đâu ?


    Khủng bố có thể do sự bất ổn bằng khủng bố tinh thần. Khủng bố tinh thần, không giết người, chỉ tạo bất ổn, bất an cho cuộc sống của con người, của sanh hoạt hằng ngày của người dân.
    Chế độ khủng bố tinh thần người dân Miền Nam của Cộng Sản khi chiếm Miền Nam đả tạo những cuộc vượt biên khổng lồ.

    Nếu ngày nay, dân Syria, dân A Phú hản vượt biên di dân tỵ nạn ồ ạt, cũng dễ hiểu thôi ! Vì chỉ để mưu sanh thoát hiểm, ấy là chuyện dĩ nhiên, vì chiến tranh, vì tránh chết chóc. Nhưng khi xưa, khi dân Miền Nam Việt Nam tạo phong trào boat people làm náo động cả thế giới, thì lúc ấy Việt Nam đã hết chiến tranh rồi ! Thật là một điều nhục nhã cho Đảng Cộng Sản Việt Nam ! Vừa sau Ngày Thắng Trận, gọi là Ngày Giải Phóng Việt Nam, thì tức khắc đã có 3 triệu người bỏ xứ ra đi !

    Khủng bố Việt Cộng lúc thời chiến tranh chưa đủ,
    lựu đạn, đánh bom, pháo khích ! Chưa đủ !
    Đến thời bình, Việt Cộng tuy thắng trận rồi, vẫn tiếp tục khủng bố dân lành !

    Khủng bố Việt Cộng, Khủng Bố Cộng sản vẫn tiếp tục từ 41 năm nay !

    • Ngay buổi giao thời, nào ruồng bố, khủng bố tinh thần người dân Miền Nam, đặc biệt người dân Sài gòn !
      • Nào loa phóng thanh khủng bố lỗ tai !
      • Nào khủng bố, bắt đi kinh tế mới,
      • khủng bố bắt đi đào mương, làm thủy lợi. !
      • Nào khủng bố đổi tiền, đợt 1, đợt 2 !
      • Nào khủng bố bắt chợ trời,
      • khủng bố bắt người vượt biên,
      • khủng bố dài dài…
    • Sau nầy, gần đây hơn,
      • khúng bố cấm biểu tình chống Tàu cướp đất cướp biển !…
      • Công An trị, Dùi Cui trị. Khủng Bố trị.
      • Nào chống Dân Oan !
      • Nào Khủng Bố Người Dân Chủ !
      • Khủng bố chống Bloggers ! Dân làm báo …Khủng Bố !
      • Khủng Bố ! 41 Năm Khủng Bố ! Dài Dài …
    • Và ngày nay,
      • Khủng Bố chống người chống Bắc Thuộc !
      • Khủng Bố Chống Tàu Thuộc,
      • Chống Người Yêu Nước !







    Thay Lời Kết:
    71 Năm Bắc Thuộc Đủ Rồi !


    Bắc Thuộc! Bắt đầu ngay từ thời Chống Pháp.

    Bắt đầu ngay thời tên cán bộ Cộng Sản Tàu tên Lý Thụy, chồng của Tăng Tuyết Minh cầm đầu chi nhánh Đông Dương của Đảng Cộng Sản Quốc tế ! Trước khi hắn ta lấy tên Việt hóa Hồ Chí Minh !

    Ngày nay, 1945 – 2016, đã 71 năm Hán Thuộc !

    Hoàng sa giao hẳn với Công Hàm Bán Nước, ngay năm 1954 rồi.
    Cuộc hy sanh của các anh hùng Việt Nam Công Hòa tháng Giêng năm 1974, chỉ là chuyện đã rồi ! Và với cuộc hy sanh của các anh hùng hải quân Cộng Sản ở Gạc Ma càng khốn nạn hơn ! Vì buộc các chiến sĩ Hải quân không có quyền bắn trả. Hoàng Sa, Trường Sa nay hoàn toàn Tàu chiếm !

    Tháng Tư Đen 2016 chỉ còn đầy Uất hận mà thôi ! Không chỉ 41 Năm Uất hận của Miền Nam Mà là 71 năm Uất Hận cả Nước.

    Người trong Nước, Dân Quân Cán Chánh của một Việt Nam thật sư Việt Nam đâu rồi ? Vìệc gì phải tự ứng cử, tự ứng cử để làm gì ? Để nhập vào trò chơi giả hiệu của một Quốc Hội bù nhìn sao ?

    Nhà Nước ấy không có chánh thống. Vì Đảng Cộng sản không có chánh thống. Vì đã Vi Hiến khi thay đổi người lãnh đạo cầm quyền trước thời hạn. Dân Quân Cán Chánh của một Việt Nam thật sự Việt Nam chờ gì mà không dẹp bỏ tẩy chay đuổi những tên chóp bu lãnh đạo, Hán thuộc, để lấy lại chánh quyền ?

    Hởi các Ứng cử Viên ! Muốn thật sự là người Việt Nam, nên dẹp cái trò chơi ấy đi ! Vì khi nhận ứng cử trong một chế độ Vi Hiến thì quý vị cũng đồng lỏa Vi Hiến thôi !

    Hãy đòi quyền Lập Pháp và Hành Pháp cho người dân Việt Nam !

    Người Dân Việt Nam ! Hãy đồng loạt lấy lại quyền Tự quyết,
    lấy lại quyền Quyết Định Vận mạng cho Việt Nam

    71 năm Bắc Thuộc, Hán thuộc

    đủ rồi !





    TS Phan Văn Song
    Hồi Nhơn Sơn Ngày 15 tháng 4 Đen thứ 42, Năm 2016

    nguồn: vietthuc.org
Last edited by Hoàng Vân on Thứ tư 08/03/17 15:34, edited 1 time in total.
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Ngày trở về

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  • Ngày trở về
    ___________
    Vĩnh-Liêm Dalat - 04/2016







    Đầu tháng 5-1975 những thầy cô giáo các tỉnh miền Nam chạy vào Sài Gòn đều được tập trung tại sân trường Lê Quý Đôn để nghe phổ biến chính sách của chính quyền mới đối với giáo chức miền Nam. Họ kêu gọi tất cả hãy nhanh chóng trở về nhiệm sở cũ để tiếp tục việc giảng dạy.

    Thấy không thể ở lại Sài Gòn lâu hơn nữa, tôi quyết định đưa các con trở về Đà Lạt. Chồng tôi không đi cùng vì mẹ chồng tôi vẫn chưa ra Huế, anh phải ở lại để chăm sóc cho mẹ. Tôi không hề băn khoăn thắc mắc quyết định của chồng tôi mà chỉ nóng lòng muốn được về nhà sớm ngày nào hay ngày nấy bởi tôi không thể chịu thêm nữa cảnh hơn cả chục nhân mạng cùng sinh hoạt trong một căn nhà nhỏ xíu nóng hầm hập như lò than của gia đình ông anh chồng. Chồng tôi tôn trọng quyết định của tôi, anh đã liên hệ với những giáo viên quen biết ở Đà Lạt để mấy mẹ con tôi cùng đi chung với họ trong một chuyến xe.

    Một mình với bốn đứa con nhỏ, đứa lớn nhất lên bảy, đứa nhỏ nhất chưa đầy chín tháng tuổi làm cuộc hành trình trở về chốn cũ trên chiếc xe tải chất đầy hành lý và những đồ đạc lỉnh kỉnh của mấy gia đình giáo viên (tôi không nhớ rõ bao nhiêu), quả thật đối với tôi không dễ chịu chút nào. Mọi người đều ngồi la liệt trên sàn xe, nóng nực, chật chội; trẻ con kêu la inh ỏi, tè dầm, đái bậy, mùi khai bốc lên nồng nặc; người lớn ồn ào, gây sự, hút thuốc khói um đầy xe…
    Đầu óc tôi muốn vỡ ra, tứ chi rã rời như người sắp chết. Nhưng tôi phải sống và phải mạnh mẽ vì các con đang cần tôi. Chúng ngồi yên lặng trên sàn xe, buồn rầu, ngơ ngác, không khóc, không kêu la như những đứa trẻ khác dù tôi biết chúng rất mệt trong suốt thời gian chiếc xe ì ạch bò lên con đường đèo quanh co. Bữa ăn chỉ mấy nắm cơm vắt khô không khốc với ít thịt kho mà cả tôi lẫn chúng đều không tài nào nuốt nổi. Tội nghiệp đứa con gái út, nó nằm lả trên tay tôi vì khát sữa. Những ngày chạy loạn đôi bầu sữa của tôi đã khô cạn, đành phải cho con bú sữa lon. Thấy con đói tôi xót xa vô cùng nhưng đành phải chờ khi xe dừng mới pha sữa cho nó được.
    Chiếc xe đã cũ kỹ lại chở nặng nên liên tục chết máy, đây lại là những giây phút giãn gân cốt và “giải lao” cho mọi người, lũ trẻ được dịp hít thở khí trời, được chạy nhảy chút đỉnh để bù lại khi phải bó gối tù túng trên xe. Thế nhưng ai cũng nôn nóng về nhà nên lại càng sốt ruột khi chiều xuống, trời bắt đầu nhá nhem. Và khi bóng tối ập đến, chiếc xe đơn độc giữa đường rừng âm u mới đáng sợ làm sao! Chúng tôi không biết làm thế nào cho đỡ sợ ngoài những lời cầu nguyện lâm râm.
    Mãi đến hơn 8 giờ tối xe mới về đến khu Hòa Bình, trung tâm của thành phố. Tôi cùng hai gia đình ở gần thuê chung một chiếc xe lam về nhà cho đỡ chi phí và để bảo vệ an toàn cho nhau. Đường phố vắng hoe, đèn điện leo lét, càng xa trung tâm cảnh vật càng tăm tối.

    Xe đổ ngoài đường cái, mấy mẹ con hì hà hì hục mang vác hành lý cồng kềnh thêm quảng đường vài chục mét, rồi phải leo lên cầu thang cư xá mới đến căn hộ của mình. Đến nơi mấy mẹ con tôi đều mệt phờ, chỉ ao ước chạy ào vào nhà để ngả lưng. Dưới ánh đèn mờ mờ từ trụ điện trước cư xá hắt xuống, tôi thấy có một mảnh giấy trắng dán ở lề cửa. Tôi nghĩ bụng “Hóa ra nhà trường cũng chu đáo, cho niêm phong để bảo vệ tài sản giùm mình” và bình thản lột tờ giấy, mở khóa rồi dẫn các con vào. Mùi ẩm mốc phảng phất nhưng lại cho tôi cảm giấc thân thương an toàn. Mọi vật trong nhà đều y nguyên, thậm chí một kí lô gạo thơm Tùng Nghĩa tôi mua để nấu cháo cho con bé út trước khi bỏ đi vẫn nằm trên chiếc giá cạnh cửa bếp, thùng gạo vẫn còn đầy, tủ lạnh vẫn chạy, một tảng thịt heo nằm đông cứng trong ngăn đá khiến tôi mừng rỡ như bắt được vàng: mẹ con tôi đã có cái ăn trong những ngày đầu đổi đời dưới chế độ mới.

    Tôi chưa kịp thu dọn nhà cửa và cho các con ăn tối thì có tiếng gỏ cửa, chị Q.. ở tầng dưới (là gia đình duy nhất ở lại ở khu cư xá này) bước vào, chưa kịp hỏi han chị đã lên tiếng:
    • -Sao bà chưa trình diện mà đã vào nhà? Bà không thấy tờ giấy niêm phong trước cửa sao?”

    Tôi ngạc nhiên hỏi lại:
    • -Ủa, sao phải trình diện? Nhà của em thì em có quyền vào chứ?
      -Nhà của bà nhưng bà đã bỏ đi, Cách mạng thu hồi, bà đâu có quyền vào nữa.

    Đến lúc này tôi mới thật sự hoảng hốt, cầu cứu:
    • -Bây giờ phải làm sao hả chị? Em phải xin với ai?”.

    Chị Q. bảo:
    • -Bà qua nhà anh N. năn nỉ anh ấy đi, anh N. là quyền hiệu trưởng đó.


    Nghe vậy tôi có ý mừng vì anh N. với vợ chồng tôi cũng là chỗ thân tình, trước ngày biến cố không lâu anh ta có đến chơi nhà để từ biệt vợ chồng chúng tôi, nói rằng có quyết định thuyên chuyển về Quảng Ngãi là quê của anh. Tôi không kịp thắc mắc tại sao anh ta đã chuyển đi mà nay lại trở thành quyền hiệu trưởng, vội tất tả chạy sang nhà anh ở khu A (căn hộ của tôi thuộc khu B) với hy vọng được anh ta thông cảm. Không may cho tôi, anh N. vắng nhà chỉ có bà vợ tiếp tôi với thái độ lạnh nhạt khác hẳn ngày trước. Chị ta bảo tôi:
    • -Anh N. đi họp với ủy ban quân quản thành phố rồi, chị sang trường xin với mấy anh đang làm nhiệm vụ tiếp quản, may ra!

    Ôi ngày đầu tiên trở về sao mà rắc rối nhiêu khê đến thế không biết, tôi than thầm trong bụng và lại bước thấp bước cao lần mò trong đêm tối để sang trường tìm những người sẽ định đoạt số phận của mấy mẹ con tôi.

    Tôi gặp ba người đàn ông trong căn phòng nhỏ (trước đây dùng làm phòng y tế của trường), hai người đang đánh cờ trên giường, một người ngồi gác chân lên bàn. Có lẽ bộ dạng hốc hác bơ phờ của tôi không gây chút thiện cảm nào nơi họ, hay họ là những kẻ chiến thắng không cần phải tỏ ra lịch sự với kẻ chiến bại dù đó là phụ nữ, nên thấy tôi bước vào người đàn ông đang ngồi gác chân lên bàn hất hàm hỏi :
    • -Chị cần gì?

    Tôi trình bày sự việc, nói rằng tôi mới từ Sài Gòn trở về, tỏ ý hối tiếc vì trời tối không biết đó là tờ giấy niêm phong nên đã vô ý xé đi và xin họ cho phép tôi được sử dụng lại căn hộ bởi vì tôi còn bốn đứa con nhỏ đang chờ tôi ở nhà. Họ nghe một cách lơ đãng và hình như cũng chẳng hiểu đầu cua tai nheo gì mấy. Một trong hai người đánh cờ, có lẽ là cấp trên của hai người kia, tiến lại gần tôi và nói:
    • -Nhà của chị thì chị cứ việc ở, Cách mạng có lấy nhà của ai đâu.

    Một câu nói lạnh lùng bình thản nhưng sao nó lại đủ sức giải tỏa nỗi lo lắng của tôi đến thế! Tôi mừng rỡ, rối rít cám ơn họ và ra về trong tâm trạng phấn chấn.

    Đẩy cửa vào phòng tôi chợt nhói lòng khi thấy bốn đứa con nằm chèo queo chen chúc nhau trên chiếc giường bề bộn áo quần vất ngổn ngang. Không biết chúng đã ăn tối chưa, nhất là đứa con út đã đói lã suốt chặng đường mấy trăm cây số để về nhà. Tôi đỡ nhẹ các con, sửa lại thế nằm rồi đắp chăn cho chúng, sau đó đun nước khuấy sữa cho con bé út, dọn dẹp sơ nhà cửa trước khi đặt mình xuống giường tìm kiếm một giấc ngủ không mấy bình an.

    Sáng hôm sau tôi đến trường trình diện. Thấy tôi, anh N. nay là quyền hiệu trưởng lạnh lùng bảo:
    • -Chị phải lập tức dọn ngay ra khỏi nhà, ai cho phép chị xé niêm phong để vào nhà?

    Tôi vừa chưng hửng vừa hoảng hốt, rõ ràng tối hôm qua tôi được các anh trong ban quân quản cho phép sử dụng lại căn hộ mà sao bây giờ tình thế lại quay ngược 180 độ thế này? Tôi lại một lần nữa phân trần, nào là khi tôi về trời tối, tôi không biết đó là tờ giấy niêm phong, nào là tôi đã sang nhà nhưng không gặp anh, nào là tôi đã sang trường gặp các anh trong ban quân quản và họ đã cho phép.v.v. và v.v…

    Anh ta vẫn mặt sắt đen sì, bảo:
    • -Gia đình chị đã bỏ đi, căn hộ đó không còn thuộc quyền sử dụng của chị nữa. Chị phải viết một bản kiểm điểm trình bày lại vụ việc, nhớ là phải thành khẩn để tôi trình lên ủy ban quân quản xét có thể cho chị được trở về căn hộ đó hay không. Ngay hôm nay chị lập tức dọn ra khỏi nhà, xin tạm trú ở đâu đó trong khi chờ đợi.

    Tôi mở to mắt nhìn vị quyền hiệu trưởng mà trước đây là anh bạn đồng nghiệp của vợ chồng tôi – tuy ít nói nhưng rất nhũn nhặn – tự hỏi điều gì đã khiến anh ta đánh mất lòng nhân ái, tình đồng nghiệp vốn dĩ rất bình thường của một người hiểu biết. Tôi biết dọn đi đâu với bốn đứa con thơ khi không có chồng tôi bên cạnh? Lòng tôi cay đắng nhưng sự căm phẫn đã khiến mắt tôi ráo hoảnh, không òa khóc như những lúc có điều gì oan ức dù tôi là người rất nhạy cảm. Tôi nghĩ sự năn nỉ chỉ làm cho mình trở nên hèn hạ trước một lũ bất nhân.

    Tôi tìm đến nhà bác S. làm văn thư cho trường trước đây, có con đã từng học với tôi, với chúng tôi là chỗ thân tình, may ra có thể cho tôi tạm trú trong thời gian này chăng? Than ôi, tôi đã nhận được sự từ chối thẳng thừng mặc dù nhà bác ta rất rộng, không những thế thái độ của bác ta cũng lạnh nhạt khác hẳn trước đây.

    Quái lạ, không lẽ tôi trở thành người có tội? Tôi vẫn nhớ những lời kêu gọi đầy tình cảm của người đại diện chính quyền mới tại trường Lê Quý Đôn. Chính những lời nói này khiến tôi quyết định trở về, thế mà bây giờ những lời nói đó chỉ còn là sự lừa bịp. Tâm trí tôi hoảng loạn, tôi biết tá túc đâu đây???

    Tôi đi lang thang vô định như người mất hồn, đầu nhức buốt, tứ chi rã rời, nước mắt tuôn như mưa mà tôi chẳng buồn lau. Khi vừa về đến cư xá tôi gặp anh C., một đồng nghiệp trẻ tốt nghiệp ĐHSP Huế mới chuyển đến trường trước ngày xảy ra biến cố. Thấy tôi anh ta vội hỏi:
    • -Có chuyện gì mà trông chị buồn thế?

    Tôi tình thiệt kể lại đầu đuôi và nói rằng bây giờ tôi rất bối rối không biết đem con đi đâu. Anh an ủi tôi, bảo cứ yên tâm, thế nào cũng có chỗ ở. Tôi cười như mếu rồi vội vàng về nhà để lo bữa cơm cho các con tôi. Một lúc sau tôi nghe tiếng gỏ cửa, anh C. vào, báo cho tôi biết hai anh bạn ở chung căn hộ với anh đã đồng ý nhường cho mấy mẹ con tôi căn phòng phía sau , ba anh sẽ ngủ chung phòng trước và giục tôi dọn đồ đạc xuống.

    Tôi nghe mừng rỡ như bắt được vàng, nhưng rồi lại cảm thấy khó xử. Tuy đã bốn con nhưng lúc ấy tôi mới vừa tròn ba mươi, vẫn quá trẻ để có thể xem ba đồng nghiệp kia như em út của mình, vả lại trong số đó có một anh trạc tuổi tôi mặc dù còn độc thân. Phòng ngoài và phòng trong ngăn cách nhau bằng một bức tường. Gọi là “phòng” chứ thực ra chỉ 3 bức tường trống trải, kế đến là một sân trống để phơi áo quần rồi cuối cùng là căn bếp nhỏ. Nhưng đã đến nước này rồi thì không còn cách lựa chọn nào khác, và với lòng tốt của họ, tôi đành dẹp hết mọi xấu hổ để dọn những đồ đạc cần thiết xuống. Dù sao vẫn có chỗ để mấy mẹ con tôi nương náu trong những ngày đầu tiên trở về chốn cũ hơn là ôm nhau nằm lê lết ngoài trời.

    Nhờ sự giúp đỡ của những người bạn trẻ, tôi căng một tấm màn để biến căn phòng trống trải thành giang sơn riêng biệt của mấy mẹ con. Trên chiếc giường nhỏ bé đó, chúng tôi có thể nằm chen chúc một cách thoải mái mà không sợ hớ hênh. Họ cũng hết lòng giúp đỡ chúng tôi trong những việc lặt vặt, thậm chí có thể trông giúp lũ trẻ những khi tôi có việc phải ra ngoài.

    Một tuần sau, ông quyền hiệu trưởng gọi tôi đến, bảo rằng ủy ban quân quản cho phép tôi dọn về lại căn hộ của tôi. Tôi biết anh ta nói láo, chỉ có anh ta tác oai tác quái muốn tôi phải khổ sở, phải lạy lục năn nỉ anh ta chứ chẳng có ủy ban nào bày trò như thế cả. May cho tôi đã gặp được những người tốt bụng, nếu không có lẽ tôi đành phải xuống nước van xin anh ta.

    Vừa khi tôi dọn về nhà thì chồng tôi cũng vừa lên. Anh cùng những người trình diện trễ đã bị anh N. trù dập, không cho lên lớp mà chỉ phân công lao tác (theo dõi giờ lao động của học sinh). Sau đó chồng tôi đã bị anh N. không cho ở lại trường. Đầu năm học 1976-1977 chồng tôi nhận quyết định chuyển về trường cấp II Trại Mát (cách Đà Lạt 7 km), rồi đến trường cấp III Chi Lăng (cách nhà 2 km). Mãi đến năm học 1978 -1979 khi anh N. chuyển sang trường khác, chồng tôi mới được về lại trường cũ (trường cấp III Bùi Thị Xuân), nghĩa là phải mất hai năm sau.



    Vĩnh Liêm Dalat
    4/2016

    nguồn: art2all.net
Last edited by Hoàng Vân on Thứ tư 08/03/17 15:36, edited 1 time in total.
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Đừng Đem Bố Về

Bài viết bởi Bạch Vân »

          


Đừng Đem Bố Về


(Dựa trên lời một vị lính già dặn dò con trai mình
trước khi ông mất: - Chỉ khi nào nước mình hết
Cộng sản thì con mới đem tro của Bố về quê
chôn cạnh Ông Bà Nội)



Con ơi hãy lắng nghe lời Bố dặn,
Sau khi mà Bố nhắm mắt xuôi tay,
Nhúm tro tàn, hãy tạm để nơi đây,
Đừng có vội đem ngay về chốn cũ.

Bố chỉ sợ con nghe người ta dụ,
Theo kết bè kết lũ để "thăm quê",
Rồi tiện tay mang tro Bố trở về,
Để Bố lỗi lời thề khi bỏ xứ.

Nơi cắt rốn, ai mà không thương nhớ,
Ai không hề trăn trở bước lưu vong.
Nhưng con ơi, phải nghĩ đến non sông,
Đang đau đớn chờ mong ngày giải thoát.

Tháng Tư đó, quê hương mình tan nát,
Bao nhiêu người gạt nước mắt ra đi.
Lòng dặn lòng, trong giây phút phân ly,
Còn giặc Cộng, quyết thề không trở lại.

Lời khấn nguyện, Bố hằng ghi nhớ mãi,
Và dẫu lòng luôn khắc khoải xót xa,
Bố quyết tâm không phản bội quê nhà,
Dù khi đã hóa ra người thiên cổ.
x
x x
Về sao được khi quê cha đất tổ,
Còn trong tay đám hổ báo sài lang
Đang đê hèn làm nô lệ ngoại bang,
Nhưng độc ác hung tàn cùng dân Việt.

Làm sao Bố yên tâm dù đã chết,
Khi dân Nam vẫn rên siết trong tù,
Từ học trò, tu sĩ đến nông phu,
Chỉ vì "tội" chống kẻ thù xâm lược.

Vong hồn Bố làm sao siêu thoát được,
Khi đau lòng nhìn đất nước thân yêu,
Bỗng trở nên, trong một sớm một chiều,
Nơi sản xuất rặt những điều tồi tệ.

Xã hội đã suy đồi từ gốc rễ,
Già lưu manh, đến trẻ cũng lưu manh,
Người với nhau chỉ lừa đảo tranh giành,
Cả đất nước biến thành hang trộm cướp.

Dù kẻ khác về ăn chơi nườm nượp,
Nhưng mình không làm thế được, con ơi.
Nhìn khắp nơi tội ác vẫn ngập trời,
Ai là kẻ không bồi hồi phẫn chí.

Làm sao mà an nghỉ,
Khi mộ phần bao chiến sĩ miền Nam
Bị bọn cầm quyền độc ác gian tham,
Muốn cướp đất, đã san thành bình địa.

Nỗi đau càng thấm thía,
Khi thấy người chạy mất vía năm nao,
Nay trở về thật diêm dúa bảnh bao,
Cùng nhăn nhở, ồn ào nâng chén cạn.

Làm sao mà thanh thản,
Khi phải nhìn đứa bạn ngày xưa,
Nạng gỗ mòn, ống quần rỗng đong đưa,
Khay vé số dầm nắng mưa kiếm sống.

Làm sao không tuyệt vọng,
Khi chung quanh tràn ngập bóng quân thù,
Ngoan ngoãn tuân theo lệnh của Tàu phù,
Hung hăng gác căn nhà tù vĩ đại.

Làm sao không tê tái,
Khi dân mình cứ mãi gánh khổ đau.
Và dù cho ở tận đáy mộ sâu,
Người chết cũng phải gục đầu than khóc.

Chỉ đem Bố trở về khi dân tộc
Có nhân quyền và độc lập tự do,
Người người đều được áo ấm cơm no,
Không còn bị loài Cộng nô thống trị.

Con hãy nhớ những lời này thật kỹ:
Bao lâu bầy Cộng phỉ vẫn thong dong,
Gót chân Tàu còn giẫm nát non sông,
Thì mình vẫn quyết một lòng son sắt.

Con ơi nếu Trời xanh kia quá quắt,
Bắt dân mình vĩnh viễn mất quê hương,
Thì chút tro tàn của kiếp tha phương,
Đổ giùm Bố, đừng tiếc thương giữ lại.
x
x x
Mộng cứu nước bao năm rồi chưa toại,
Lối quay về, ngàn quan ải cách ngăn.
Trong đêm đen, đôi khóe mắt nhọc nhằn,
Nỗi đau đớn thầm lăn trên má lạnh.


Trần Văn Lương
Cali, Quốc Hận 2016


Nguồn: http://batkhuat.net
          
Last edited by Hoàng Vân on Thứ tư 08/03/17 15:37, edited 1 time in total.
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Thơ: 30 Tháng 4 Đen - 41 NĂM QUỐC HẬN - Nỗi Lòng 2016

Bài viết bởi Bạch Vân »

          

[youtube][/youtube]


          
Last edited by Hoàng Vân on Thứ tư 08/03/17 15:42, edited 1 time in total.
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Tháng Tư, Kẻ Thắng Sợ Người Thua

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  • Tháng Tư, Kẻ Thắng Sợ Người Thua
    _________________________________
    Huy Phương - 18/04/2016






    Ba mươi sáu năm sau ngày 30 Tháng Tư, 1975, thực tế cho thấy rõ ràng đảng Cộng Sản Việt Nam chỉ chiếm trọn lãnh thổ miền Nam, chứ không chiếm được lòng người từ vĩ tuyến 17 trở vào Nam. Nhiều trăm nghìn người đã chấp nhận, kể cả cái chết, bỏ làng mạc, quê cha đất tổ, tài sản để ra đi, kể cả những người lớn lên ở miền Bắc, sau khi vào miền Nam, đã thấy rõ bộ mặt của chế độ hà khắc, toàn trị mà lâu nay họ phải chịu đựng. Dân chúng, kể cả những cán bộ Cộng Sản nằm trong gan ruột đảng đã tỏ thái độ bất bình, trở thành những cá nhân hay những thế lực chống đối, điều khiến cho Việt Nam ngày nay có nhiều nhà tù giam giữ những người bất đồng chính kiến, dù họ là những người, hay tập thể chủ trương bất bạo động, không hề có vũ khí trong tay.

    Khi không chiếm được lòng dân, thì chính thể cai trị phải sợ lòng dân, như người đi đêm sợ bóng ma. Những bóng ma đó được đặt tên là “thế lực thù địch,” “diễn tiến hòa bình,” “gián điệp nước ngoài.” Lực lượng công an, với khẩu hiệu “còn đảng, còn mình,” theo Giáo Sư Carl Thayer của Học Viện Quốc Phòng Úc,
    Việt Nam có lực lượng an ninh ít nhất là 6.9 triệu người.
    So sánh với tổng cộng những người đi làm khoảng chừng 43 triệu,
    thì cứ sáu người thì có một người làm việc cho các cơ quan an ninh.


    Trang web chính thức của Bộ Công An trích lời ông Lê Duẩn, cố tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, có câu châm ngôn cho công an
    • “Đảng lựa chọn công an trong những người trung thành nhất với đảng, những người chỉ biết sống chết với đảng, chỉ biết còn đảng thì còn mình!”




    Phải chăng đảng Cộng Sản Việt Nam luôn luôn sợ thay đổi, sợ bị lật đổ nên trong xã hội này,
    nhân viên y tế, thầy cô giáo thì thiếu
    nhưng công an, chìm, nổi thì đứng đầy đường.





    Mới vào Sài Gòn một ngày, đảng Cộng Sản đã bắt đầu sợ. Sợ người sống, khi họ còn súng trong tay đã đành, Cộng Sản còn sợ cả người chết.
    • Không sợ người chết, cớ sao lại giật sập bức tượng “Tiếc Thương” và chở đem đi vứt chỗ khác, mồ mả người lính miền Nam thì được rào chắn vây quanh như trại tù, gọi là “Khu Quân Sự” không ai được vào, mà cũng không ai được đem xương cốt ra.
    • Không sợ người chết, tại sao trong khi tro cốt của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam được để ở chùa Quảng Hương Già lam, Gò Vấp, lại bị chính quyền Cộng Sản bắt phải di đời đi nơi khác, vì sợ đồng bào đến hương khói, chiêm bái.
    • Không những sợ người chết mà chúng còn sợ cả cái tên người chết, dưới thời Cộng Sản, sau khi thân nhân dời mộ cố Tổng Thống Ngô Đình Điệm và bào đệ của ông là ông Ngô Đình Nhu về Nghĩa Trang Gò Vấp, khi lập bia mộ, chỉ được đề “Huynh” và “Đệ,” mà không được đề tên thật của hai ông. Chính quyền nói đây là ý kiến của thân nhân Việt kiều về xây mộ, nhưng thử hỏi ai lại muốn bia mộ của thân nhân mình không tên, không tuổi.


    Kẻ thắng sợ cả người thương binh bên thua trận,
    • nếu không những lần phát quà, giúp đỡ cho thương binh VNCH ở chùa Liên Trì, Sài Gòn, vì sao lại bị công an, chặn đường, quấy nhiễu và cuối cùng phải chấm dứt công việc đầy tính nhân đạo này.


    Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, sinh viên phản chiến biểu tình đã trương cờ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, mà chính quyền Mỹ chưa sợ, sao nay đảng Cộng Sản Việt Nam lại sợ lá cờ của VNCH trong chiến tranh qua đã lâu và cuộc đối đầu không còn nữa.
    • Cộng Sản sợ luôn cả bộ quân phục của người lính miền Nam, nếu không làm sao có vụ kết án Nguyễn Viết Dũng, bị 12 tháng tù vì tội “gây rối trật tự công cộng” trong khi Dũng tham gia cùng với người dân ở Hà Nội phản đối việc chặt cây xanh, mà chỉ riêng mình anh bị bắt và đưa ra tòa.


    Cộng Sản Việt Nam luôn luôn sợ những người có ảnh hưởng đến quần chúng, có đám đông hỗ trợ, tức là sợ bị lật đổ.
    • Do vậy các vị lãnh đạo tôn giáo của Cao Đài, Hòa Hảo, Phật Giáo, Công Giáo, Tin Lành luôn luôn bị theo dõi và cô lập.


    Không những Cộng Sản không được lòng dân mà luôn luôn đứng đối lập với dân, coi dân như kẻ thù, thậm chí coi dân như con cháu trong nhà, ngược với khẩu hiệu “đảng là đầy tớ của dân,” như giọng khinh bạc của bà Tôn Nữ Thị Ninh:
    • “Trong gia đình chúng tôi có những đứa con, cháu hỗn láo, bướng bỉnh thì để chúng tôi đóng cửa lại trừng trị chúng nó, dĩ nhiên là trừng trị theo cách của chúng tôi.”
    Phải chăng là theo cách đàn áp, bắt bớ tù đày.

    Tôn Nữ Thị Ninh





    Hồ Chí Minh là một tay mị dân đã từng nói “Nước lấy dân làm gốc,” nhưng thực sự đã hy sinh hạnh phúc của dân cho sự tồn vong của đảng.

    Xưa Nguyễn Trãi từng nói:
    “Đẩy thuyền đi là dân
    mà lật thuyền cũng là dân!”

    Ngày nay dưới chế độ Cộng Sản, người dân hết sợ kẻ cai trị dân rồi, nhưng chính phủ này đã bắt đầu sợ dân. Một thể chế mà sợ dân trước sau gì cũng đi đến chỗ diệt vong.



    “Lại đây” hay “Lạy đi”





    Ngày nay Cộng Sản đã thống trị được toàn bộ Việt Nam,
    • nhưng trên thế giới ngày nay, lá cờ đỏ sao vàng chỉ thấy được treo, hay dám treo trước cổng tòa đại sứ Cộng Sản Việt Nam ở các nước, mà lá cờ này không thể treo bất kỳ ở đâu, dù ở một xó xỉnh nào.


    Cộng Sản sợ hãi cả những người thua trận, ngày nay đã bỏ nước ra đi.
    • Ở thủ đô Hoa Kỳ, nhân viên Tòa Đại Sứ CSVN không dám dùng xe ngoại giao (mang bảng số CD) đi vào khu Eden, hay Việt Cộng về Orange County chưa dám công khai đi uống cà phê hay ăn phở ở khu Bolsa.
    • Ngày Thứ Bảy, 23 Tháng Sáu, 2007, Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết tham dự một cuộc họp tại thành phố Dana Point, miền Nam California, đã phải vào phòng họp bằng… cửa sau.
    • Vào ngày 17 Tháng Ba, 2015, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng được mời đến Quốc Hội New South Wales để dự họp, nhưng không được dùng cửa trước vì sợ trứng thối, cà chua, cũng đành nhịn nhục nhờ cảnh sát dẫn đi cửa sau.

    Cái này không gọi bằng sợ, thì gọi bằng gì?



    nguồn: vietthuc.org
Last edited by Hoàng Vân on Thứ tư 08/03/17 15:43, edited 1 time in total.
Trả lời

Quay về “Tưởng niệm ngày Quốc Hận 30/04/1975”