30/04/2016 - 41 năm mất miền Nam Tự Do

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: 30/04/2016 - 41 năm mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          



Đại tướng Đỗ Cao Trí
(1929 Biên Hòa - 1971 Tây Ninh)


  • 1947.
    Tú tài II, Petrus Ký, Sài Gòn.
  • 1948.
    Thiếu úy, Trường Sĩ quan Nước Ngọt, Vũng Tàu.
    Tốt nghiệp khoá bộ binh Auvours.
  • 1949.
    Tốt nghiệp khoá Huấn luyện Nhảy dù, Pau.
  • 1950.
    Trung úy, Trung đội trưởng, Đại đội Nhảy dù Biệt lập.
  • 1951.
    Đại đội trưởng, Tiểu đoàn 1 Dù tân lập.
  • 1952.
    Đại úy, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 19 Việt Nam.
  • 1953.
    Tốt nghiệp khoá Chỉ huy chiến thuật, Hà nội.
    Thiếu tá nhiệm chức.
  • 1954.
    Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 6 Dù tân lập, Chí Hoà, Sài Gòn.
    Tư lệnh Liên đoàn Dù.
  • 1955.
    Trung tá nhiệm chức.
  • 1956.
    Đại tá.
    Tư lệnh Đệ Tam Quân khu (Kontum, Pleiku, Phú Yên và Bình Định).
  • 1958-1959.
    Tốt nghiệp các khóa
    • Chỉ huy & Tham mưu, Fort Leavenworth
      Dân sự vụ, Fort Gordon
      Điều không, Fort Keesler

    Tham mưu trưởng Quân đoàn I.
    Tư lệnh phó Quân đoàn I.
  • 1961.
    Chỉ huy trưởng trường Hạ sĩ quan Đồng Đế, Nha Trang.
  • 1962.
    Tư lệnh Sư đoàn 1 bộ binh.
  • 1963.
    Thiếu tướng.
    Kiêm Tư lệnh Quân đoàn I.
    Tham gia đảo chính ngày 1/11
    Thăng cấp Trung tướng ngày 2/11.
    Tư lệnh Quân đoàn II.
  • 1964.
    Bị Trung tướng Nguyễn Khánh, Chủ tịch Hội đồng Quân đội Cách mạng kiêm Thủ tướng Chính phủ, giải nhiệm chức Tư lệnh Quân đoàn II vì có liên can đến cuộc Biểu dương Lực lượng vào ngày 13/9.
    Buộc phải Giải ngũ (Do Quyết định của Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia)
  • 1968.
    Được triệu hồi trở lại Quân đội, phục hồi nguyên cấp bởi Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.
    Tư lệnh Quân đoàn III kiêm Tư lệnh Biệt khu Thủ đô.
  • 1971-02-23.
    Tử nạn trực thăng tại Trảng Lớn, Tây Ninh, trong khi thị sát chiến trường.
    Truy thăng Đại tướng.
    • Đệ nhất đẳng Bảo quốc Huân chương,
      Quân công bội tinh
      kèm Anh dũng bội tinh với nhành dương liễu.

    Huân chương "Silver Star Medal", được trao tặng ngày 01-07-1971 bởi Tổng Thống Nixon, cho sự dũng cảm của tướng Trí, tư lệnh QĐ III và vùng III Chiến Thuật, đã đích thân điều khiển và xung phong cùng trung đoàn 52 Biệt Động Quân, ngày 29-04-1970 tại Svay Rieng, Căm Bốt


    Một vị tướng có mưu lược, dũng khí, khả năng kích thích tinh thần chiến đấu binh sĩ và không tham vọng chính trị.
              


          
Hình đại diện
Quy Nam
Bài viết: 824
Ngày tham gia: Thứ năm 21/05/15 18:52

Re: 30/04/2016 - 41 năm mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Quy Nam »

  • Lại chuyện tháng Tư
    ____________________
    Tưởng Năng Tiến - 22/04/2016





    Ngồi buồn gãi háng, d.. lăn tăn…
    (Trần Văn Hương)


    Tác giả câu thơ thượng dẫn là một chính khách rất tài tử, và vô cùng mờ nhạt. Không mấy ai nhớ rằng ông đã từng giữ những chức vụ như Thủ Tướng, Phó Tổng Thống, và Tổng Thống trong thời Đệ II Cộng Hoà – ở miền Nam Việt Nam.
    Dân chúng ở miền đất này thường chỉ nhớ đến Trần Văn Hương như một người lập dị. Ổng hay đi làm bằng xe đạp, trong thời gian là Ðô Trưởng Sài Gòn, và thỉnh thoảng lại sáng tác ra những câu thơ (hơi) kỳ cục:

    Ngồi buồn gãi háng, d.. lăn tăn…


    Ở miền Bắc phần lớn quí vị chính khách đều hành nghề cách mạng một cách bền bỉ, liên lỉ và chuyên nghiệp hơn nhiều. Họ cũng sính chuyện thơ văn hơn, và cách họ làm thơ (hoặc viết văn) cũng gây lôi thôi phiền phức nhiều hơn – cho cả đống người! Khi ngồi buồn, họ không gãi háng. Lúc rảnh rỗi, họ cũng không chịu viết văn hay làm thơ chỉ để đọc chơi thôi. Văn thơ của họ khiến cho cả nước phải bận lòng, và không ít người phải bỏ mẹ, hay bỏ mạng! Xin đơn cử một thí dụ, một câu thơ nổi tiếng hơn, của một chính khách tăm tiếng (và tai tiếng) hơn nhiều:
    • Bỗng nghe vần thắng vút lên cao…

    Nói theo ngôn ngữ của binh pháp thì tác giả câu thơ vừa dẫn, ông Hồ Chí Minh, là một người cư an tư nguy. Ông Trần Văn Hương thì ngược lại. Ổng cư nguy tư an. Nói cách khác, và nói theo kiểu miền Nam, là thằng chả lè phè hết biết luôn!

    Nghiêm túc, khẩn trương, hiếu chiến và hiếu thắng… không phải là quan niệm sống riêng của ông Hồ. Thi đua lập chiến công dâng Đảng, đánh cho Mỹ cút đánh cho ngụy nhào, một người làm việc bằng hai, nghiêng đồng cho nước chẩy ra ngoài… là chỉ thị của “trên” đưa xuống và nửa nước bắt buộc phải (triệt để) tuân hành.
    Lè phè cũng không phải là thái độ sống chỉ có nơi ông Trần Văn Hương. Ðó là cung cách chung của hầu hết người dân miền Nam. Sự khác biệt giữa ông Trần Văn Hương và dân chúng, có chăng, chỉ là mức độ.

    Không mấy người dân miền Nam, lúc buồn, chịu ngồi gãi háng (suông) như ông Tổng Thống. Họ thường vừa gãi háng vừa nhậu lai rai (vài xị) cho vui – nếu là đàn ông. Họ đánh tứ sắc, đi coi cải luơng, hoặc đi cầm đồ để mua sầu riêng ăn chơi cho đỡ ghiền – nếu là đàn bà, ở đô thị. Và họ đi Hồng Kông hay Nhựt Bổn để mua đồ lót và son phấn, nếu là bà lớn. Họ đi buôn lậu (không chừng) nếu là ông lớn. Và cả đám đều hân hoan chơi tạt lon, thả diều, đá banh, đá bóng, đá dế, đá cầu, đá kiện, đá cá lia thia hay lắc bầu cua cá cọp – nếu là con nít nhỏ, ở thành phố.
    Chuyện đánh đấm là “chuyện riêng” của môt giới người, tụi lính. Hứng chịu bom đạn, tai ương của chiến tranh là nỗi bất hạnh riêng của một số người khác nữa – đám nông dân.
    Những chiến dịch hay phong trào hoàn thành kế hoạch nhỏ, nhi đồng cứu quốc, thay trời làm mưa, quyết tâm thu hoạch vượt chỉ tiêu vụ này vụ nọ… nếu phát động ở miền Nam (e) sẽ không có người tham gia, và tác giả của chúng – chắc chắn – sẽ bị dân chúng cũng như báo chí chửi cho… tắt bếp!

    Chuyện Nam – Bắc đánh nhau kết thúc ra sao, vào ngày 30 tháng tư năm 1975, mọi người đều rõ. Viết thêm nửa chữ cũng thừa.
    Cuộc chiến tàn. Theo sự hứa hẹn của quí vị lãnh tụ (của phe thắng trận) thì từ đây
    • ta sẽ xây dựng đất nước gấp mười lần hơn,
    • ta cũng sẽ đi tắt đón đầu nhân loại,
    • và ta sẽ chuyển đổi từ ăn no mặc ấm qua ăn sang mặc đẹp…


    Chuyện dân Việt ăn mặc (sang trọng và đẹp đẽ) ra sao để từ từ rồi tính tới
    nhưng riêng về cách họ dùng lon, thay gáo, uống nước thì ngó bộ quá tốn công và rất… cầu kỳ – theo như ghi nhận của nhà văn Bùi Ngọc Tấn:

    “Lần về phép này Bá có thêm một thứ quà đặc biệt văn minh khác: Những vỏ đồ hộp nước giải khát các loại. Các mầu xanh, đỏ, hồng, da cam, vàng, lon Heineken, lon Coca Cola, Pepsi Cola, những lon Tiger, San-Miguel, những lon nước ngọt đã uống cạn mà trong những lần xuống tầu đi nước ngoài anh lượm được cho vào túi ni lông mang về…

    “Anh Vận chọn ra những vỏ đẹp nhất, mỗi loại một chiếc, không móp, không méo, đem ra giếng súc rửa sạch rồi bầy vào tủ. Và nhặt bốn vỏ lon khác, mỗi chiếc một mầu bảo lũ trẻ con mài trên nền xi măng trong nhà. Mấy đứa trẻ lao vào mài theo đúng hướng dẫn của anh. Tiếng sào sạo sạo sạo ghê người. Chẳng mấy chốc, cái nắp hộp rời ra. Anh xếp bốn chiếc vỏ hộp lên bàn, nở nụ cười mãn nguyện:
    • “– Làm cốc uống nước…

    “Những chiếc vỏ hộp trên bàn, trong tủ, những dấu vết ấy của văn minh làm nhà anh cứ sáng trưng lên, khác hẳn mọi nhà chung quanh. Nhà anh đã có hơi hướm của một thế giới khác, một thời đại khác khi các nhà chung quanh vẫn còn đang triền miên thời làm nương, thời lúa nước.
    “Và đến khi lũ trẻ được thoải mái chơi nghịch những vỏ lon còn lại mới thật tưng bừng. Đúng là một ngày hội…”
    (Bùi Ngọc Tấn. Biển Và Chim Bói Cá. Hội Nhà Văn. Hà Nội: 2008, 436 – 437).





    Điều kiện sống, cũng như niềm vui “tưng bừng” trong “ngày hội” của dân Việt, như vừa được mô tả – dường như – có làm cho một số người cảm thấy bất an, hoặc không được hài lòng cho lắm. Tác phẩm Biển Và Chim Bói Cá (trong một buổi hội thảo, do công ty Nhã Nam tổ chức, vào ngày 20 tháng 3 năm 2009) đã được “bình” và “phê” như sau:
    • “… chi tiết rất quan trọng trong tiểu thuyết. Nhưng đưa quá nhiều chi tiết mà chưa được tổ chức một cách chặt chẽ như Bùi Ngọc Tấn, theo anh không hẳn đã là một thành công.
      Thanh Sơn cũng nhấn mạnh, sự ngồn ngộn của chi tiết khiến độc giả rất khó đọc, rất mệt để đọc đến những dòng cuối cùng.”

    Có lẽ, người ta chỉ cảm thấy bớt mệt (và thở phào nhẹ nhõm) khi Hà Linh – người viết bài tường thuật thượng dẫn – cho biết thêm rằng “Biển và chim bói cá lấy bối cảnh thời bao cấp.” Thiệt là mừng hết lớn.


    Đó là một thời đã qua rồi! Lịch sử đã sang trang.
    Chuyện cầu cạnh, bon chen, cậy cục, vay muợn, chạy chọt cho có cơ hội được bước xuống tầu viễn dương – làm một chuyến viễn du, hay nói một cách lịch sự và lịch sử là Đông Du – đi đến những chân trời xa lạ (để mang về những cái chai và lon... rỗng) không còn phải là đặc quyền của riêng một giới người nào nữa.
    Hai mươi năm sau, kể từ lúc “Đảng dũng cảm và quyết tâm đổi mới,” vào năm 2006, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng còn lớn tiếng hô hào toàn dân “hãy bước ra biển lớn.” Mệnh lệnh của ông đã khiến cho dư luận (hết sức) xôn xao và (vô cùng) phấn khích – trong một thời gian rất dài – qua diễn đàn Vươn Ra Biển Lớn, trên Tuổi Trẻ Online.
    Nhiều năm sau nữa, sau khi thuyền (đã) ra cửa biển, cuộc sống – xem chừng – cũng không khác trước là bao. Hãy thử đọc một đoạn văn khác, của một ngòi viết khác, về sinh hoạt của một vùng đất khác – ở Việt Nam – bây giờ:

    “Cả bản xôn xao khi thấy người lạ xuất hiện. Đám trẻ con hầu hết không quần áo, hoặc trên mình chỉ mang một trong hai thứ, mặt mày chúng trông bẩn thỉu, lem luốc và chi chít vết ruồi vàng bọ chó cắn.

    “Tôi hỏi thăm đường đến nhà mấy giáo viên cắm bản, nhưng chẳng có ai biết nói tiếng Kinh cả. Nhìn về phía cuối bản, tôi bỗng thấy một lá cờ đỏ bay phấp phới, đoán rằng đấy chắc là khu vực lớp học, tôi lại nặng nề lê bước về phía đó. Mấy thầy cô giáo thấy tôi xuất hiện, họ không khỏi ngỡ ngàng. Với họ, sự xuất hiện của người Kinh ở bản biên giới này hình như hiếm lắm…

    “Có lẽ cuộc sống người dân tộc La Hủ ở Pa Ủ cũng đơn giản như chính những ngôi nhà mái tranh vách phên của họ. Đơn giản đến lo ngại như những liếp phên cứ rung lên bần bật bởi gió rừng. Ở những túp lều bé nhỏ đến chật chội vì quá đông người đó, mỗi nơi lại có một câu chuyện về hoàn cảnh và những số phận con người. Cuộc sống của mỗi gia đình ngày hai bữa sáng, tối phải lót dạ một cách dè dặt với canh sắn, ngô đồ, còn măng và rau sắn thì dường như ngự trị bữa ăn…, để có một nồi cơm độn sắn cũng hết sức khó khăn!

    (“Thương Lắm Những Búp Non Ở Trên Cành”
    Mạnh Hà, phóng viên TTXVN tại Lai Châu).



    (Ảnh: Báo Lai Châu)


    Thôi chết mẹ!
    Vậy là khi tầu hạ thủy – vì lu bu nhiều chuyện quá – Đảng và Nhà Nuớc đã quên (hú) những người dân ở miền sâu, miền xa, miền rừng núi rồi. Đúng không?
    • – Thưa không! Cả đống còn đang đứng (lóng ngóng) trên bờ, chớ đâu có riêng chi mấy đám dân bản địa.

    Trong một cuộc chất vấn dành cho những đại biểu quốc hội, Bộ Trưởng Nông Nghiệp Cao Đức Phát cho biết ở thôn quê “vẫn còn hàng trăm nghìn đồng bào chỉ được ăn cơm khi ngày lễ, ngày tết, khi bị ốm!”
    Như vậy là đám nông dân, ở miền xuôi, cũng bị bỏ lại luôn sao?
    • – Chắc bị họ đông quá nên mang theo (e) quá tải chăng?
      – Thế còn đám công nhân?

    Xin đọc qua đôi dòng tường thuật của ký giả Nguyễn Bay:

    “Một ngọn đèn dầu, cái giỏ nhựa đựng đồ nghề đấm bóp, giác hơi, chiếu cói, gối hoa trải sẵn hoặc chỉ là một tấm áo mưa. Thợ giác hơi quanh KCN Tân Tạo đa số là nữ với các ‘chiếu’ trên vỉa hè, ven đường, thậm chí chỉ một mô đất giữa ruộng; hoạt động từ 18g30 đến 3-4 giờ sáng...

    “Gần một năm nay, các ‘chiếu’ giác hơi ngày một dài thêm hàng cây số (đường đi Long An, An Sương). Lúp xúp trong bụi cây, bờ cỏ, chúng tôi nhận ra nhiều thợ vốn là công nhân... Những khi tan ca, họ lẫn vào dòng thợ ‘chào hàng’... Tiền công 10.000 - 15.000 đồng/lần, bằng nửa ngày công... làm thợ.”


    Dẫy chiếu “ngày một dài thêm” vì vật giá mỗi lúc một tăng mà đồng lương thì không. Lương bổng công nhân Việt Nam không thể nâng cao hơn vì những người lãnh đạo ở xứ sở này đã lựa chọn một … quốc sách thấp – theo lời ông Hồ Xuân Lâm, trưởng phòng quản lý lao động các khu chế xuất - khu công nghiệp TP HCM:
    • “Chúng tôi đã có cuộc họp với Hiệp hội Doanh nghiệp Đài Loan và tư vấn cho họ hãy trả lương cao hơn để tránh đình công. Họ nói là rất muốn trả cao hơn nhưng không thể vì quy định lương của Chính phủ Việt Nam quá thấp, các đối tác nước ngoài dựa vào đó kềm giá đơn hàng nên có muốn cũng không thể tăng hơn được.”



    Nói tóm lại – và vẫn nói theo kiểu miền Nam – là thuyền đã ra cửa biển … mình ên!

    Nhắc đến miền Nam, tôi lại chợt nhớ đến những chuyến tầu (bay) vội vã rời khỏi Sài Gòn – vào tháng Tư, bốn mươi năm trước – năm 1975. Trên một số những con tầu này chỉ có quí ông quí bà tai to mặt lớn (cùng với của cải, thân nhân và gia nhân của họ) mà thôi.
    Bây giờ, sau khi bước ra biển lớn, kiểm điểm lại cũng chỉ thấy dưới thuyền không có ai khác – ngoài những kẻ cầm quyền, cùng với hành lý, thân nhân và gia nhân của họ. Thuyền đi càng xa, khoảng cách giàu nghèo (rõ ràng) càng rộng. Ông bạn Lê Diễn Đức gọi đó là sự đểu cáng thời vươn ra biển lớn.


    Phải đốt cả dẫy Trường Sơn,
    phải hy sinh đến cái lai quần,
    và hàng chục triệu mạng người – thuộc mấy thế hệ kế tiếp nhau –
    chỉ để đổi lấy sự đểu cáng như thế thì


    (đ. mẹ) không chửi thề sao được chớ.



    nguồn: viendongonline.com
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: 30/04/2016 - 41 năm mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          





[/audio]
Lời kinh đêm
Mãn Thuận . Việt Dzũng - Bạch Vân


:sad3:
          
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: 30/04/2016 - 41 năm mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Bạch Vân »

          


NÓI VỚI NHỮNG NGƯỜI NẰM XUỐNG
CHO TỔ QUỐC VIỆT NAM





(Kính dâng Anh Linh Tử Sĩ VNCH)

Anh vẫn đó, oai hùng như dáng núi
Ánh căm hờn trong lũng mắt đau thương
Hăm mốt năm qua, trời sầu đất tủi
Nơi đáy mồ anh khóc chuyện quê hương !

Tôi vẫn nhớ trong niềm đau mất nước
Nhìn Hiền Lương máu ngập đến Cà Mau
Vẫn anh dũng, anh kiên cường tiến bước
Viên đạn thù tàn nhẫn réo thương đau !

Tuổi thanh xuân đầy nhiệt tình, khí thế
Trái tim hồng đỏ thắm máu Tiên Long
Cổ thành xưa anh đã từng ngạo nghễ
Gương hào hùng oanh liệt bốn nghìn năm !

Ôm hoài bảo và tình yêu sông núi
Anh hiên ngang đối diện với quân thù
Dù ngã xuống, bia vàng không tên tuổi
Nhưng trong lòng dân tộc đã thiên thu !

Anh không chết, muôn đời anh không chết
Và muôn đời Tổ Quốc mãi ghi công
Hỡi các anh ! những người trai tuất kiệt
Lấy máu đào anh rửa hận non sông !

Tôi nợ anh một lễ nghi quốc táng
Lời tuyên dương, truy điệu bậc anh hùng
Hăm mốt năm qua làm thân tỵ nạn
Tôi cúi đầu nghe nước mắt rưng rưng ...

Tôi nợ anh khúc quân hành rộn rã
Ánh đuốc thiêng và tiếng hát khải hoàn
Món nợ đó tôi rất mong được trả
Trả cho anh và Tổ Quốc VIỆT NAM !

Ngô Minh Hằng


Nguồn: http://batkhuat.net
          
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1323
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: 30/04/2016 - 41 năm mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi NTL »

*

Vẩn vơ...

Ý niệm về tổ quốc y hình trừu tượng mơ hồ.
Hồi nhỏ, những bài giảng về trách nhiệm công dân, rằng người việt phải biết yêu nước thương nòi, y hình phải học cho có. Nước ở đây là mảnh đất chử S, và nòi là giòng giống Hồng Bàng, lập quốc từ 4 ngàn năm trước.
Dạy dổ ra sao và học hành thế nào thì thiệt hổng hiểu, nhưng chuyện yêu nước thương nòi nghe như chuyện đẩu đâu, hổng dính dáng ăn nhậu chi tới ta, cái đứa con dân dất nước giống nòi ấy.

Vậy dzồi... Cái tình yêu ấy chỉ thực sự dấy lên khi chẳng may có ngoại xâm thì phải ?
Gọi là ngoại xâm khi thinh không có một dân tộc khác, từ đất nước khác xua quân qua mần màn tiếm đoạt chủ quyền quốc gia theo kiểu cai trị-bị cai trị. Đám cai trị nọ, do không cùng máu mủ đồng bào nên luôn luôn xảy tới bóc lột thả dàn. Bất công xã hội làm dấy lên lòng phẫn nộ. Ý niệm tổ quốc hình thành rõ nét hơn, và lòng yêu nước tưng bừng phát triển. Chuyện hy sanh xả thân vì đất nước dân tộc giống nòi lớn nhanh lớn mạnh tới thằng hổng kịp, người dân bị trị nức lòng với công cuộc giải phóng quốc gia.

Sau cùng thì... y hình cái ý niệm tổ quốc trừu tượng ấy sẽ chỉ xuất đầu lộ diện khi mái ấm gia đình, đơn vị căn bản của xã hội đất nước, thiệt sự bị đe dọa tới tan vỡ. Y hình chính lòng yêu gia đình và yêu cuộc sống thường nhựt xung quanh khung cảnh gia đình ấy, đã là khởi điểm để dẫn đến tình yêu tổ quốc. Con người vốn yêu hèn, sẽ chỉ vùng dậy phản kháng khi thấy rõ trước mắt hiểm nguy đe dọa gia đình bản thân.
Nên dzồi... đang ăn ngon mặc ấm an hưởng hạnh phúc gia đình thì khó có chuyện thinh không dấn thân vào nơi gió cát cho việc sanh tồn tổ quốc giống nòi. Và tổ quốc đã ghi công những nguời đãi nằm xuống vì trách nhiệm chung. Tuy trách nhiệm ấy, than ơi là của tất cả con dân đất nước, nhưng người ta hầu như lãnh đạm thờ ơ.

Trang sử việt đã ghi lại những giai đoạn vẻ vang của đất nước, di dân, lập quốc và anh dũng đánh đuổi ngoại xâm. Nhưng từ 1954 tới nay, trong 62 năm dài, trang sử hào hùng ấy đã dặm chơn tại chỗ.
Dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản thì chuyện tất yếu là diều hiển nhiên phải có và sẽ có. Cách mạng vô sản là tất yếu, bánh xe lịch sử vẫn tiếp tục quay đè bẹp thế lực thù địch là tất yếu, tương lai rực rỡ trong tầm tay với vì có đảng cộng sảnh lãnh đạo quang minh cũng tất yếu luôn.v.v và v.v.

Với ê hề những cái tất và yếu ấy, bảo đảm con dân đất nước sẽ tràn trề ấm no hạnh phúc, thành ra nếu tự do có trong khuôn khổ chút nẹo thì... ta cũng nên vì tiềm năng dân tộc mà nghiêm chỉnh chấp hành chút nẹo, nêu không muốn trở thành thế lực phản động cản trở bước tiến của bánh xe lịch sử VN !
Ủa, thì ngoại xâm có còn nữa đâu mà sát cánh xả thân chống trả ? Ba cải đường biên giới, bốn cái đảo nhò ngoài khơi ấy hở trời ? Đất đai xa lắc tầm phào, giữ cũng hổng sanh lợi, mà rồi mất lòng người anh em. Môi hở răng lạnh, có chi hổng vui còn sanh lắm tội ra, thôi ráng nhịn cho rồi, bề chi cũng là chỗ ơn nghĩa quen biết cũ !

Nay thì... chánh quyền làm lơ cho người dân tự do ngôn và luận. Miễn là chuyện ngôn và luận của họ còn trong khuôn khổ đề ra.
Và cái khuôn khổ ni có hai điều cấm kị, và chỉ 2 điều duy nhứt mà thôi : Đừng kêu gọi lật đổ chế độ trong đó có chánh quyền, và đừng đụng vào túi bạc của giai cấp lãnh đạo. Còn thì líp ba ga, tự do thả giàn chửi, chửi ai cũng đậng, bao nhiêu cũng đậng - nhưng chừa bác ra, phải nể nang vị cha già dân tộc chút xíu cho phải đạo.

41 năm đã qua đi, lòng yêu nước, nếu có, đã héo mòn hẳn lại..
Năm nay phố xá nét bên bển đìu hiu, y hình người ta đã hết hứng, đã cạn sức chửi, vì rằng... lắm khi chưa kịp mở miệng la y phép có đứa nhảy vào trỏng ngồi, chúng biểu ta thử còn kẹt lợi coi có mạnh miệng ăn nói không cho biết. Dĩ nhiên kẹt lợi cũng tỷ như cá nằm trên thớt.
Chỉ đáng buồn là đã có những con cá đang thong thả tự do ngoài biển, lại thích về nhìn đám cá nằm trên thớt, đổ chút lệ ân tình cho phải phép, rồi ra tung tăng chốn sông hồ, bởi sông hồ nơi ấy nước ngọt và mát, giá cả lại rất phải chăng !

30 thánh tư, thường gợi lại những cảm xúc bồi hồi.
41 năm rồi, mà nỗii bồi hồi xưa vẫn còn nguyên chưa phai lạt.
My 2 cents.

:tears:

*
Make the long story... short !
Hình đại diện
Vịnh Nghi
Bài viết: 1224
Ngày tham gia: Thứ năm 14/05/15 20:59

Re: 30/04/2016 - 41 năm mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Vịnh Nghi »

Nghi 'mượn' hình lá cờ của anh Hoàng Vân để....góp lửa một bài hợp ca cũ của quán lá nghen. Bài này do anh Triển mix dùm trong chương trình 30/4 năm ngoái. :)


Đáp Lời Sông Núi _ Trúc Hồ
https://app.box.com/s/gjlz7uy31hc7ba8b50a2p2f4l80bhino
Carpe diem
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: 30/04/2016 - 41 năm mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

NTL đã viết:*...
Ý niệm về tổ quốc y hình trừu tượng mơ hồ.
...*
  • .. :flwrhrts: .. Cám ơn chị Ngô .. :flwrhrts: ..

    Ai cũng trăm công ngàn việc, nhưng nếu mỗi người trên Nét viết lên được vài hàng góp ý thì quá tốt.
    Chi Ngô không viết thì thôi, viết thì cũng sơ sơ vài chương, đọc đủ ý .... :bravo: ..
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: 30/04/2016 - 41 năm mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  • Chị Ngô là động lực cho tôi viết vài hàng sau đây,
    dù rằng tôi biếng nhác, toàn đem bài người khác về để bày tỏ quan điểm,
    cho lẹ, cho gọn, và ...
    cũng vì người ta viết hay hơn .. :wink2: ...

    ______________________






    Chém gió cho ngày quốc hận ...
    _____________________________


    Cái khái niệm đổ máu bảo vệ tổ quốc, bảo vệ đồng bào, rất là mù mờ cho đến khi chính bản thân mình bị gây hại, người thân mình mình bị giết hại bởi bạo quyền ngang ngược .. thì, họa may, .. lúc đó mình mới biết phản ứng, tự vệ và bảo vệ.

    Ai cũng biết cái điều căn bản là mình không nên làm những gì cho tha nhân
    nếu mình không muốn người ta làm ngược lại với mình như thế.
    Trước khi đi cướp nhà, xung công vợ con của ai,
    thì mình nghĩ sao nếu người ta đến cướp nhà xung công vợ con mình.
    Vì thế lằn ranh giửa đúng và sai, giửa hạnh phúc và khổ đau, giửa thiện và ác .. vv .. đã được vạch ra, và xã hội nào cũng có luật pháp tương tợ để bảo vệ "trật tự" xã hội.
    Tuy nhiên, có luật thì có người phá luật. Cầm thú bạo quyền thì dẫm luật mà đi, xem sinh mạng tha nhân như cỏ rác.

    Những chế độ độc tài tàn bạo không những giết hại dân tộc họ, lại còn có thể gây hại cho cộng đồng thế giới, nếu ta cho họ gom sức để trở nên bất diệt. Thế giới "tự do" nếu có "anh minh" phải rào chận và làm suy yếu từng ngày một cái nọc bạo tàn này. Đã thấy cái họa "Đức quốc xả" thì phải rào chận, rỉa mòn Nga, Trung Quốc, Bắc Hàn, Hồi Giáo cực đoan .. vv .. chứ đừng có vùi đầu vào cát mà hy vọng ngày mai trời sáng tươi.

    Việt Nam cũng thế ..
    Từ Nam Quan đến Cà Mau đã tàn tạ phơi xác (ai thấy tôi nói sai thì xin mời .. lên tiếng .. :( ) không còn cơ hội hồi sinh. Xã hội tự nó tách ra hai khối: khối có súng (CS .. :giggles: .. đảng ta) và khối tay không (TK .. dân).
    CS tiếp tục bán đất của TK, bán thân của TK để .. tiếp tục trị vì, đồng thời tung phương tiện "ra khơi", như bài trên của ông Tưởng Năng Tiến đã đề cặp. Chúng ta ở những nước ấm êm như Mỹ, Canada, Úc .. đều thấy những con tàu "vượt biên" của CS hạ cánh an toàn, tự do hưởng thụ kinh doanh bằng xương máu TK vơ vét từ VN.

    Khi người bác sĩ có lương tâm thấy bệnh tới thì phải chữa, không còn thuốc thì dùng kiến thức của chính mình.
    Khi người tráng sĩ có dũng tâm thấy cướp trước mắt thì phải can thiệp, không còn súng gươm thì dùng mưu lược.
    Khi bình luận gia, văn sĩ có lương tâm thấy thảm cảnh quê nhà thì phải dùng lời nói, ngòi bút để vạch trần tội ác. Dùng lời nói, có người chỉ biết chửi, nhưng có người phân tách lập luận rõ ràng, phân trắng đen để đảng cướp phải cứng họng. Đảng cướp có miệng, thì ta phải có miệng để diệt cướp.

    Nhiều người nói rằng, chém gió ngoài xa làm được gì.
    Một người chém không ra gì, thử một triệu người xem sao.
    Một người yên lặng đứng trước tòa đại sứ CS không làm ra gì, thử mười ngàn người cùng yên lặng trước tòa đại sứ xem uy lực thế nào?

    Một lời nói mà ta cũng không nói được.
    Một cử chỉ mà ta cũng không phát biểu được.
    Một việc đáng làm mà ta cũng không làm đươc thì cũng .......... không gì đáng trách .. :o ..
    vì đây chỉ là màn kịch của Thượng Đế cho riêng ta. Đạo diễn đã viết rằng Phêrô phải 3 lần chối Chúa, thì Phêrô làm gì được hơn hử ...


    :flwrhrts:
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: 30/04/2016 - 41 năm mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

Vịnh Nghi đã viết:Nghi 'mượn' hình lá cờ của anh Hoàng Vân để....góp lửa một bài hợp ca cũ của quán lá nghen. Bài này do anh Triển mix dùm trong chương trình 30/4 năm ngoái. :)


Đáp Lời Sông Núi _ Trúc Hồ
https://app.box.com/s/gjlz7uy31hc7ba8b50a2p2f4l80bhino

.:applaud: .. Nghi .. :allright3: .. anh làm cái direct link cho ĐLSN nhé .. :flower: ..







Đáp Lời Sông Núi
Trúc Hồ - Hợp Ca Quán Lá


Hình đại diện
Vịnh Nghi
Bài viết: 1224
Ngày tham gia: Thứ năm 14/05/15 20:59

Re: 30/04/2016 - 41 năm mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Vịnh Nghi »

Thôi chết! Xí hụt! hahah....Hình như Nghi dán lộn bài, đó là bài hợp ca 'thiệt' của Asia anh Hoàng Vân ơi :rotfl:

Sáng nay vô sở ngồi nghe, thấy hay quá nên đâm ra nghi ngờ, Nghi bèn ba chân bốn cẳng chạy xẹt qua quán lôi ra nghe lại, thì đúng là khác hẳn. :lol: Hổng lẻ Nghi saved lộn trong box bài hợp ca của Asia thay vì của quán sao ta? :o
(gãi đầu quê độ)
Carpe diem
Trả lời

Quay về “Tưởng niệm ngày Quốc Hận 30/04/1975”