Tết Bính Thân - 2016 -

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Tết Bính Thân - 2016 -

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          


Ước gì giờ này nhạc đang du dương trong bài tình xuân
Bên này nằm nghe quê hương bên kia pháo nổ tưng bừng
Chan hoà nhạc lòng lả lơi, mơ người về từ muôn lối
Suối tuôn lệ mừng vòng tay thân yêu ôm trọn mùa xuân

:flwrhrts:






Thư xuân hải ngoại
Trầm tử Thiêng - Bạch Vân



          
Hình đại diện
Vịnh Nghi
Bài viết: 1224
Ngày tham gia: Thứ năm 14/05/15 20:59

Re: Tết Bính Thân - 2016 -

Bài viết bởi Vịnh Nghi »

Hai bài nhạc Xuân mở đầu đẹp ghê nha chị Bạch Vân. :kssflwr:

Anh chị song Vân mở màn Tết Bính Thân với bài hát xuân vui rộn rã đến lá thư xuân mênh mang tha thiết, nghe và lòng thấy nao nao muôn nỗi, chờ đợi...., háo hức...., nhưng cũng xen kẽ với nhiều ngậm ngùi. Cũng như những hình ảnh và những bài viết về tết cổ truyền VN, hầu như mỗi năm Nghi đều có đọc, có coi, và coi đi coi lại cũng chỉ bao nhiêu đó thôi. Những tưởng vì vậy nó sẽ trở nên nhàm chán hay cũ mèm đi, nhưng không, mỗi năm đọc lại, xem lại, Nghi lại thấy thân thương hơn và gần gũi hơn, mặc dù hình ảnh của những cái tết thanh bình mà mình biết, mỗi năm trôi qua thì nó mỗi xa thêm....Thời gian càng xa thì hoài niệm càng chất chồng, nên mình mới thấy nó càng gần gũi và thân thương hơn chăng?

:flwrhrts:
Carpe diem
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Tết Bính Thân - 2016 -

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  • :flwrhrts: .. Cũng là một sự việc, một thế giới, mà cảm xúc của mình thay đổi với thời gian Nghi hén .. :| ..
    Nắng, Mờ, Nghi hợp ca bài Xuân nào không ?.. :dance4:
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Tết Bính Thân - 2016 -

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          
... mượn bài thơ đẹp của Phi-Phi
:flwrhrts:
.


Mượn Xuân

Vườn xuân ướm sắc ngát bên hiên
Lũ hạc chuyền nhau gọi bạn hiền ,
Sen nở bên hồ, hương khiết tịnh
Chim đùa mé nước, vẻ hồn nhiên
Mai đào hé nhụy , hai hàng điểm
Cúc trúc chen bông , mấy khóm viền
Vọng tiếng chuông chùa ngân thánh thoát
Mượn vui an lạc , tạm quên phiền.

Hình ảnh
tdtPhi-Phi
Dec. 29/05


.
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Tết Bính Thân - 2016 -

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  • Chuyện Khỉ : Khỉ và Ta
    __________________________
    Nguyên Thắng (Bùi Mộng Hùng) - 01/92




    Xuân từ trong ấy mới ban ra...
    Mỗi năm, đến đầu xuân thiên tử thay trời ban lịch, ban thời tiết để thiên hạ cày cấy làm ăn sinh sống cho hợp thời đúng tiết. Chuyện tối ư hệ trọng, tượng trưng và thực tiễn. Ta đã quen dùng lịch Trung Quốc, tự ngàn xưa đã tinh vi và cũng thật phù hợp với đời sống nông nghiệp từ khi còn nội thuộc nước Tàu. Ðến khi giành được quyền tự chủ là ta có lịch của ta từ đời Lý thế kỷ thứ 11, để khẳng định chủ quyền dưới trời Nam, nhưng tính toán lịch thì vẫn theo hệ thống Trung quốc. Cùng đi với lịch là cách tượng trưng cho chu kỳ mười hai năm bằng mười hai con vật, chuột năm tý, trâu năm sửu... và khỉ năm thân.

    Thế là con khỉ theo lịch chui tọt vào văn hóa của ta ở vị trí trang trọng, một trong mười hai tinh con giáp, có lẽ chỗ đứng cao sang nhất mà ta khứng dành cho họ hàng nhà hầu. Cứ nhìn lại mà coi, đối với anh em dây mơ rễ má nhà đó, một khi đã là khỉ, là khọt, là khẹc, là tuờu, là dộc, là bú dù, là đười ươi..., dù cho có lên lão làng thành khỉ già, dù có kiệt hiệt như anh khỉ độc (khỉ đột), và dù cho là chẳng có trách nhiệm của một ai trong họ ấy đi nữa, chỉ vì rủi ro khí gió biến âm ra khỉ gió, thì ta đã có sẵn ngay cái nhìn của ta, thật khác người.

    Khác với thế giới văn hóa phương Bắc. Khỉ Trung Hoa liến láu, ranh mãnh, ngồi không yên chỗ, khôn ngoan không ai bì. Tinh anh loài hầu đúc kết lại, trời cũng phải chịu thua.
    • Truyền thống Trung quốc từ người lớn đến trẻ con không ai là không thích thú con khỉ Tôn Ngộ Không, hứng lên tung mình nhảy vọt đến vườn đào Tây vương mẫu lẻn vào bẻ trụi đào tiên mà chư tiên đành bó tay vô phương chống đỡ, lúc nổi giận trợn mắt dộc đại náo thiên cung, một thân một mình thiên biến vạn hóa, binh tướng nhà trời không sao trị nổi, Ngọc hoàng thượng đế hết kế, chỉ còn cách làm lành phong chức tước, nuốt giận làm ngơ cái danh hiệu xấc xược Tề thiên đại thánh !
    Con khỉ Tôn Ngộ Không đi vào truyện dân gian, vào tiểu thuyết chương hồi, vào tuồng tích, trên sân khấu Tôn Ngộ Không là vai mà người đóng phải là tay nghề lão luyện và khán giả xem đời này qua đời kia không biết chán.

    Ta xưa nay vẫn mê truyện tàu, nhưng dường như khỉ họ Tôn này không lậm được thật sâu thật đậm vào tưởng tượng dân gian, chỉ một hai chục năm bị vắng bóng là đã phôi pha trong trí nhớ tập thể... cho đến khi Tây Du theo làn sóng băng video Hồng Kông tràn ngập thị trường băng ảnh, cả xã hội trố mắt xem như một phát hiện mới, Tôn Ngộ Không đại náo màn ảnh nhỏ nước ta suốt mấy tháng vừa qua. Có điều, khi lắng đọng rồi, Tề thiên, thánh tướng ở đâu đâu, chớ xét theo tiền lệ, căn cứ vào cách ta đã đối xử với truyền thuyết khỉ anh hùng của một nền văn hóa lớn đẹp khác, sát phương Nam và Ðông nam của ta, thì khỉ rồi sẽ lại hoàn khỉ, không dễ gì được tiềm thức, được tưởng tượng tập thể người Việt ta thu nhận lấy làm của mình.

    Suốt một giải từ Ấn Độ qua Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Cam Pu Chia, Mã Lai đến Nam Dương... dân tộc nào cũng mê say Ramayana, chuyện ông hoàng Rama và vợ yêu, công chúa Xita.
    • Quỷ vương Ravana bắt cóc nàng Xita xinh đẹp, trong trắng, bay về vương quốc Lanka của hắn... Bản anh hùng ca về cuộc đấu tranh nghiêng ngửa giữa Thiện và Ác dài 24.000 câu thơ này đã dành trọn quyển thứ V, quyển Saundarakanda để kể kỳ công anh hùng khỉ Hanuman nhảy vọt qua đại dương, biến hình dọ thám Lanka phát hiện ra nàng Xita mỏi mòn rơi lệ trong ngục, mở đường cho hầu vương Xugriva đem quân khỉ giúp Rama chiến thắng Ravana, cứu Xita.
    Trong câu chuyện dân gian kể với nhau, trong truyện mỗi nơi viết lại bằng thổ ngữ, trong tuồng tích, trong vũ nhạc, không bao giờ vai trò họ hàng nhà khỉ bị bỏ quên. Và vũ cảnh đoàn quân hầu tụ tập, tiếng hú, tiếng hộc loài hầu hô ứng với nhau tạo nên nhạc điệu man dã cấp bách và oai hùng sáng tác ở Bali vào khoảng những năm 30, ngày nay dân làng vẫn tiếp tục trình diễn, người bất cứ xứ nào xem cũng thích thú và tán thán.

    Cho đến một chuyện tiền thân đức Phật trong Lục độ tập kinh tương tự với Ramayana, không có vua quân nhà khỉ giúp thì bồ tát cũng không chiến thắng nổi kẻ ác...

    Nhập vào đất nước ta, hóa thân của Ramayana là truyện Thạch Sanh. Nguồn gốc câu truyện đã được Hoa Bằng dày công khảo luận (1). Cốt truyện chắc ai cũng rõ. Chuyện đáng nói là ta mượn đủ điều, nhưng mượn gì thì mượn, chừa truyện...khỉ.

    Một sự lãng quên có ý nghĩa.

    Tích tịch tình tang, cây đàn thần cứu nguy cho Thạch Sanh là con vua Thủy tề tặng. Thế mới ưng bụng ta ! Rồng, ta trọng vọng tôn kính, thấp xuống một bực thì thuồng luồng ta nể ta sợ, cá tôm còn cho là tạm được đi, chứ khỉ... thì làm nên cái thá gì, ngoài việc làm trò khỉ ?

    Cứ ngó mà xem, rõ khỉ ! Bộ mặt đã nhăn nhó như khỉ ăn mắm tôm, đít mình đỏ lòm chẳng thấy lại đi chê bai kẻ khác khỉ chê khỉ đỏ đít, thêm cái tội lắm lông, chó còn không chịu được, chó chê khỉ lắm lông, khỉ chê chó ăn dông ăn dài, lại đèo cái mùi đến anh chuột chù còn phải bịt mũi chuột chù chê khỉ rằng hôi, khỉ lại trả lời cả họ mày thơm ! Tính tình thì đú đởn bắt chước vặt, voi đú, khỉ cũng đú, chuột chù nhảy quanh, đã thế lại nông choẹt, cầm khỉ một ngày biết khỉ múa.

    Có được cái tài khỉ leo cây, thì ra rừng mà thi thố. Theo huyền thoại của ta khỉ vốn là người, vì tham lam xấu bụng mà hóa thành khỉ, bị xóm làng đuổi đi.

    • Sự tích kể rằng xưa kia có một nhà trưởng giả đối đãi tồi tệ với người ở gái. Một hôm nhà có giỗ, người con gái ra giếng gánh nước, gặp một cụ già rách rưới xin ăn, vội về lấy phần cơm của mình đem ra cho. Ông cụ bảo rằng : " Ta là Bụt, con muốn gì, ta sẽ cho con được như ý nguyện". Cô gái chỉ ước sao được bớt xấu xí. Bụt dạy nàng lội xuống giếng hễ thấy hoa nào đẹp thì mút lấy. Cô gái vâng lời, thấy hoa trắng thì ưa, mút vào bỗng nhiên trở nên xinh đẹp như tiên. Quẩy nước về đến nhà, mọi người kinh ngạc xúm lại hỏi căn do, nghe cô gái kể lại sự tình, cả họ đổ xô ngay ra giếng.

      Ông cụ vẫn còn ngồi đó, ai nấy rối rít đem xôi thịt mời ăn, xít xoa xin cụ làm phúc giúp cho. Bụt cũng bảo họ y như lời dặn cô gái. Xuống giếng, họ thấy hoa đỏ là đẹp, mút lấy mút để, ngờ đâu mặt mũi trở thành nhăn nheo, người quắt lại, lông lá ra đầy, đuôi mọc dài. Người làng thấy vậy hoảng hồn vớ đòn gánh đánh đuổi đi.

      Khỉ chạy lên rừng ; tiếc của quá, đêm đêm lại kéo nhau mò về làng, túm tụm ngoài sân, leo lên cửa sổ, nhòm vào nhà, dẩu mỏ léo nhéo suốt đêm. Người làng sợ, bàn với nhau bôi mắm tôm vào song cửa, lại nung nóng thật nhiều lưỡi cày đặt rải rác trong sân. Khỉ kéo nhau về như thường lệ, leo lên cửa bị mắm tôm vấy đầy tay, quệt tay vào người, hôi quá, bỏ chạy ra sân ngồi bệt xuống. Vừa đặt đít phải lưỡi cày nóng bỏng chúng nhảy nhổm, kêu chí choé, ba chân bốn cẳng một mạch kéo nhau về rừng, cạch không dám vào làng phá phách nữa. Và vết bỏng cháy đỏ đít khỉ từ ấy đời đời không phai.


    Huyền thuyết này, Nguyễn Ðổng Chi ghi theo lời kể của người Vĩnh Yên, Sơn Tây (2). Chính là vùng đất tổ Hùng vương ; truyện hẳn hình thành thời tổ tiên ta còn sinh sống ở đồi núi ven đồng bằng sông Hồng. Khỉ đồng loại với ta, nhưng xấu xa, ta không chấp nhận được, phải tống khứ cho thật xa, ra rừng ra rú, ra ngoài ta.

    Từ ấy ta đã đi dần xuống đồng bằng sông Hồng. Mỗi ngày mỗi xa núi xa rừng, mà khỉ vẫn không ngớt gợi cho ta cảm giác ngài ngại, ai lại nuôi ong tay áo, nuôi khỉ dòm nhà !

    Rồi ta đi tiếp, đi mãi, hướng về Nam. Miền Nam còn hoang dã, khỉ ho cò gáy. Và ta thấy họ hàng nhà khỉ xuất hiện trong ca dao như một hình ảnh trước mắt, gần gũi hàng ngày, đem ra ví von trong tiếng hò câu hát :

    • Vượn lìa cây có ngày vượn rũ
      Mẹ xa con rồi mặt ủ mày châu
      Má ơi đừng gả con xa
      Chim kêu vượn hú biết nhà má đâu


    Xin mở dấu ngoặc để nói là trong họ nhà hầu, vượn được phần nào biệt đãi, ca dao dùng vượn gợi hình ảnh hoang dại xa xôi chim kêu vượn hú thơ mộng hơn khỉ ho cò gáy. Và cũng chỉ có vượn được xuất hiện một lần trong truyện Kiều, khi Kiều gảy đàn cho Hồ Tôn Hiến :

    • Một cung gió thảm mưa sầu,
      Bốn dây rỏ máu năm đầu ngón tay
      Ve ngâm vượn hót nào tầy
      Lọt tai Hồ cũng nhăn mày rơi châu.


    Nhưng ở đây, không thể trừ loại ảnh hưởng văn thơ Trung Quốc mà hình ảnh vượn thường xuất hiện đặc sắc trong nhiều bài thơ bất hủ, đơn cử bài Tảo phát Bạch Ðế thành (Sớm ra đi từ thành Bạch Ðế) của Lý Bạch :

    • Triêu từ Bạch Ðế thái vân gian
      Thiên lý Giang Lăng nhất nhật hoàn
      Lưỡng ngạn viên thanh đề bất tận,
      Khinh chu dĩ quá vạn trùng san

      (Sớm từ Bạch Ðế rực ngàn mây
      Muôn dặm Giang Lăng, tới một ngày
      Vượn hót ven sông nghe chẳng dứt
      Thuyền qua muôn núi nhẹ như bay)
      (Tương Như dịch, Trần Xuân Ðề chữa lại câu 3 đổi rỉ rả thành chẳng dứt)


    Trở về lại dân ca miền Nam, ta thấy xuất hiện tên gọi đích danh những giống khỉ khác nhau trong đoạn tả cảnh Tà Lơng của Vè xa xứ , một thư gởi mẹ (thư rơi là một dạng văn bình dân miền Nam) :

    • Nhìn trước mặt voi đông lố nhố
      Hướng đông bắc công kêu tố hộ
      Cõi tây nam gà rừng gáy ó ò o
      Ngó trên cây thấy khỉ đột mặt đen mò
      Nhìn dưới đất thấy lọ nồi nhăn răng trắng xác


    Ðã đến Tà Lơng thì ít ra cũng được khoác lác một chút cho thỏa cái thú không riêng gì của người miền Nam. Tuy nhiên ba hoa cho vui ở vùng Sông Bé thành dạng Vè thi tài nói dóc nam nữ đối đáp với nhau, có một chàng kể thánh kể tướng rằng:

    • Trái cau mới lạ trên đời
      Cái vú của nó mười người ngồi bơi
      Lên rừng kết bạn với đười ươi
      Níu bàn tay nó, tui cười (nó) chết queo
      (Văn học dân gian, Sông Bé 1988, Lư Nhất Vũ và cộng tác sưu tầm)


    Khai khẩn miền Nam ta lại có dịp gần gũi với khỉ, nhận dạng từng giống lọ nồi, khỉ đột, đười ươi..., lời đại ngôn dùng hình ảnh họ hàng khỉ để gợi cảm xúc rừng rú rú ghê sợ.
    Phải về đến vùng đất mới nhất, còn hoang dã khi Cần Thơ đã phồn hoa văn vật,

    • Xứ Cần Thơ nam thanh nữ tú
      Xứ Rạch Giá vượn hú chim kêu


    chủ yếu khai phá vào thế kỷ thứ 19, đầu thế kỷ 20, mới thấy góc độ nhìn khỉ khác đôi chút trong bài hát đồng giao Cho cho trả trả :

    • Chơi với nơm là nơm cho cá
      Chơi với ná là ná cho chim
      Chơi với kim là kim cho chỉ
      Chơi với khỉ thì khỉ cho bần,
      Trả trái bần cho khỉ
      Trả chỉ cho kim
      Trả chim cho ná
      Trả cá cho nơm


    Trong bài hát, khỉ là một trong chuỗi những vật thông thường, không gây phản ứng thương hay ghét, một vật vô thưởng vô phạt. Nhưng mà đấy là bài hát của con trẻ chất phác vô tư đặt ra.

    Ở Ðồng Tháp Mười hoang sơ, truyện dân gian biến khỉ khô, vốn cũng như khỉ mốc là từ dùng để "nói không có sự chi, không nên sự chi " (3), thành ra vật quí giá.
    • Truyện kể rằng thằng Tâm, con Sáu Lái một hôm đi sâu vào rừng tràm theo bắn con chim tiu líu, bắt gặp xác khỉ khô chết cứng trên cây giá, lông trắng như tuyết, chẳng những không có mùi lại phảng phất thơm lạ lùng... Giá trị xác khỉ chết rũ này được ông thầy thuốc người Hoa giảng giải đó là xác bạch lão hầu sống trên 500 năm ở Ngũ Ðài Sơn, khi rũ thì tìm cho được cây có trầm, xác nó rút hết trầm vào mình, vì thế khỉ khô này quí giá vô song, là thuốc cứu bệnh nan y, thuốc trường sinh bất lão...(4)


    Phải là con người đất Ðồng Tháp chua phèn, cấy lúa không đủ ăn, những lúc quá ngặt đẩy xuồng đi cắt bàng kiếm chác đắp đổi qua ngày phải chịu " muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lền như bánh canh ", ngủ " mùng gió " (ngủ mà còn chống xuồng cho muỗi không bu theo kịp), " mùng nước " (nằm ngâm mình dưới nước cho muỗi khỏi cắn)," nhà đá " (túp lều lúc bỏ đi lấy chân đá một cái là dọn xong), không có một xu con dính túi, mùa nước nổi minh mông buộc phải nằm khoèo trong xó nhà, mới thả hồn ra ngoài muôn trùng bay đến Ngũ Ðài Sơn, cho con bạch lão hầu huyền bí lạc tới tận rừng tràm của mình để mình làm giàu lớn, tậu ruộng, tạo nhà ngói cây mít ! Khỉ khô Ðồng Tháp là con khỉ đẹp nhất trong không gian tưởng tượng của ta, đẹp như ước mơ không bao giờ vói tới.

    Nhưng mà xét cho cùng quí là cái xác ngấm trầm, chớ còn phần khỉ, dù là bạch lão hầu 500 năm hấp thụ tinh khí của trời đất, thì phải cho nó chết đi... Suốt bao thế hệ ra đi, từ đồi núi Vĩnh Yên đến mũi Cà Mau, cái nhìn căn bản của ta về khỉ có gì thay đổi ? Từ cổ chí kim, từ Bắc vào Nam đã là khỉ thì ta xem chẳng ra khỉ khô khỉ mốc gì !

    Khỉ với người như bầu với bí, là họ hàng gần, khỉ là tấm gương con người nhận diện ra chính mình, một tấm gương phóng đại những gì con người đắp đậy, giấu giếm, đè nén trong thầm kín của mình. Tiềm thức tập thể dân tộc nào cũng ít nhiều đồng hóa " khỉ " với cái phần man dại trong người.

    • Ðiểm đáng nói là cả hai văn hóa Trung Quốc, Ấn Ðộ đều chấp nhận cái " khỉ " trong mình, nhìn nhận đó là thành phần lanh lợi, sáng tạo, không thể thiếu trong cuộc tranh chấp liên tục nghiêng ngả giữa Thiện và Ác. Rama tài ba anh hùng, Tam Tạng là bậc chơn tu, nhưng không có trí minh mẫn có tài tháo vát của khỉ Hanuman, Tôn Hành Giả giúp vào thì chỉ có bó tay mà chịu thua yêu tinh, quỷ dữ. Hành trình đi tới Chân, Thiện, Mỹ, tới trí tuệ, giác ngộ là một cuộc đồng hành, với mọi thành phần không loại trừ một phần nào, Tam Tạng từ bi bác ái, Tôn Hành Giả con khỉ tinh khôn xảo quyệt, Trư Bát Giới con heo đam mê..., một bị sót lại là thất bại chung cho mọi người.

      Ta có khác, dứt khoát ruồng bỏ tống khứ những cái trong ta, trong xã hội bị ta mệnh danh là khỉ, là tườu, là bú dù, là đười ươi... Tại sao ? Có nên chăng ?




    Paris 1. 92
    Nguyên Thắng
    • (1) Hoa Bằng, Khảo Luận Về Truyện Thạch Sanh, Nhà xuất bản Văn Sử Ðịa, Hà Nội 1957.
      (2) Nguyễn Ðổng Chi, Kho Tàng Truyện Cổ Tích Việt Nam, Tập I, in lần thứ 4, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội 1972.
      (3) Huình Tịnhh Paulus Của, Ðại Nam quấc âm tự vị, 1895.
      (4) Nguyễn Hữu Hiếu, Con Khỉ Khô Ở Ðồng Tháp trong Truyện Kể Dân Gian Nam Bộ, Nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh, 1987, tr. 311-317.

    nguồn: diendan.org
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Tết Bính Thân - 2016 -

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  • Dọn kho ăn Tết
    __________________
    TK Thích Chân Tuệ - 10/01/2016






    Theo thông lệ hằng năm, vào dịp năm hết tết đến, nơi nơi người người đều dọn dẹp nhà cửa cho ngăn nắp hơn, sắp xếp bàn ghế, tủ giường cho tiện nghi hơn, trang hoàng phòng khách cho sáng sủa hơn, lau chùi lư hương, bàn thờ cho trang nghiêm hơn. Tất cả đều được lo liệu chu tất trước ngày rước ông bà, tức là trước ngày 30 tết, trể lắm cũng phải xong trước giờ đón giao thừa. Bởi vì suốt năm, làm việc quần quật, mọi người đều mong, ngày đầu một năm, hoàn toàn nghỉ ngơi, cho thiệt thoải mái, khỏe khoắn tinh thần, phục hồi sức khỏe, chuẩn bị làm việc, suốt trong năm mới. Có người tin rằng, nếu làm việc nhiều, trong ngày đầu năm, sẽ “giông” cả năm, nghĩa là suốt năm, đều phải làm lụng, vất vả cực nhọc. Dẫu biết đó là, mê tín dị đoan, nhưng không ít người, cứ tin như vậy. Thực ra năm nào, chúng ta cũng phải, làm việc vất vả, mới được có ăn, trừ phi thất nghiệp, trừ phi trúng mánh, thần tài chiếu cố, trúng số chẳng hạn. Ðặc biệt năm nay, ngoài những chuyện bắt buộc phải chuẩn bị kể trên, chúng ta làm thêm một việc ngoại lệ, đó là:

    Dọn Kho Ăn Tết.





    * * *

    Trong suốt năm qua, hay nhiều năm tháng dài, chúng ta đem cất vào trong kho bất cứ vật dụng gì còn tốt, còn xử dụng được, còn chưa muốn vứt đi, lại chẳng biết đem cho ai, có biết cũng chẳng dám, không khéo sợ mích lòng. Thậm chí, có các món đồ, cứ mua đem về, hoặc người khác cho, nhưng chưa có dùng, cũng bỏ vào kho, đợi khi có dịp, đem cho người khác. Lâu ngày dài tháng, cái kho ắp lẫm, đã quá bụi bặm, bẩn thỉu dơ dáy. Hôm nay chúng ta, nhân dịp cuối năm, dọn dẹp nhà cửa, muốn đem vào kho, thêm vài món nữa, nhưng thực không còn, một chỗ nào trống, để nhét cho vừa. Chúng ta bèn phải, xăn quần cởi áo, ra công dọn kho, để ăn tết vậy. Ðến khi mở cửa, bước vào trong kho, lôi ra từng món, món to món nhỏ, món cũ món mới, quét bụi sạch trơn, lau chùi kỹ lưỡng, xem xét kỹ càng, kiểm soát đàng hoàng, đem vô trở lại, chẳng muốn bỏ đi, một món nào hết! Như vậy nghĩa là: cái kho vẫn đầy, đủ moi mọi thứ, thiệt là khổ quá, chẳng biết làm sao, giải quyết thế nào, cho được ổn thỏa. Người đời thường nói: “Bỏ thì thương, vương thì tội”, chắc có lẽ là trường hợp này đây, chẳng biết đúng vậy hay không?

    Cũng vậy, ngoài cái kho của cải vật chất nói trên, đã gây bao nhiêu cực nhọc rối rắm, chúng ta còn có một cái kho nữa, chứa đựng nhiều thứ ác liệt hơn, kinh khủng hơn, dữ dằn hơn, khó khăn hơn, khó thấy hơn, khó bỏ hơn, khó chịu hơn. Cái kho đó là, cái kho chứa gì, ghê rợn quá vậy? Xin thưa trình ngay, khỏi mất thời giờ, đó chính thực là: “Kho Tàng Tâm Thức”, của mỗi chúng ta. Thực vậy, tất cả chúng ta, ai ai cũng có, một cái gọi là: kho tàng tâm thức, chứa đựng tất cả, hình ảnh âm thanh, mùi hương mùi vị, cảm xúc ký ức, chúng ta thu lượm, từ khi còn bé, chí cho đến lúc, trở về thăm viếng, tổ tiên ông bà.

    Chúng ta sống ở trên đời, hằng ngày phải sinh hoạt, phải làm việc, phải tiếp xúc với mọi người, trong xã hội, trong khu phố, trong cộng đồng, trong trường học, trong sở làm, trong hãng xưởng, trong công trường, trong nông trại. Với hai con mắt và hai lỗ tai, chúng ta thu nhận biết bao nhiêu hình ảnh và âm thanh, rồi đưa vào chứa trong kho tàng tâm thức. Hai con mắt và hai lỗ tai của chúng ta ví như hai bộ phận quan trọng của một cái máy quay phim, mỗi ngày quay một cuộn băng, với đầy đủ hình ảnh và âm thanh, từ êm ái dịu dàng, đến ồn ào náo động, từ thương yêu trìu mến, đến giận ghét hận thù, chưa kịp dán nhãn, chưa kịp đặt tên, đã được đưa vào, cất ngay trong kho. Tạm gọi đó là: kho tàng tâm thức.

    Trong kho tàng tâm thức, chúng ta chứa đựng đầy đủ hình ảnh của người thân lẫn kẻ thù, hình ảnh của những người gọi là tốt, vì đã từng giúp đỡ chúng ta, lẫn hình ảnh của những kẻ gọi là xấu, vì đã từng làm chúng ta mích lòng. Lâu lâu, chúng ta đem những hình ảnh đó chiếu đi chiếu lại, để sống lại cảnh náo động, thương thương, ghét ghét, bên trong tâm trí, y như lúc cảnh tượng đó xảy ra trước kia. Hình ảnh những người thân thương hiện ra, chúng ta cũng đau khổ bất an, thờ thẩn thẩn thờ, nhớ nhung thương mến, muốn được gặp lại, nhưng biết bao giờ, mới được toại nguyện. Hình ảnh những kẻ đáng ghét hiện ra, chúng ta cũng đau khổ bất an, phùng mang trợn mắt, bực bội khó chịu, không muốn nhớ tới, không muốn gọi tên, không thèm gặp mặt, nhưng phải gặp hoài, cứ gặp đều đều, thực là trớ trêu! Như vậy, việc chúng ta cất giữ những hình ảnh đó, trong kho tàng tâm thức, là nên hay không nên, là khôn hay không được khôn lắm? Vậy mà giờ đây, nhân dịp cuối năm, tại sao chúng ta, không chịu ra công, dọn dẹp sạch sẽ, kho tàng tâm thức, cho được trống trải, mát mẻ khỏe khoắn, đêm ngủ được yên, ngày ăn được ngon?

    Trong kho tàng tâm thức, chúng ta chứa đựng đủ thứ âm thanh, từ những lời khen tặng, xưng dương, tán thán, ca ngợi, nịnh hót, tâng bốc, yêu thương, trìu mến, ngọt ngào, tình cảm, cảm động, dễ nghe, cho đến những lời vu oan, vu khống, thống trách, hách dịch, trịch thượng, kiêu căng, lăng nhục, thô tục, giận hờn, chửi bới, bươi móc, bêu riếu, phỉ nhổ, phỉ báng, hủy báng, hủy nhục, nhục mạ, mạ lỵ, phê bình, chỉ trích, khích bác, chê trách, khiển trách, trách cứ, câu mâu, lầu bầu, rủa xả, xiên xỏ, xỏ xiên, mắc mứu, quở trách, quở mắng, la rầy, la mắng, mắng nhiếc, mắng chửi, sỉ vả, sỉ nhục, gièm pha, nói xấu, khinh khi, khi dể, coi thường, coi rẻ, rẻ rúng, sâu độc, sâu hiểm, hiểm ác, ác độc, độc địa, đay nghiến, nguyền rủa, nhiếc mắng, kê tủ vào họng, tọng cho câm mồm, đặt điều thêm bớt, có nói không không nói có, đâm bị thóc thọc bị gạo, thọc gậy bánh xe, thực là khó nghe, nhưng cứ nhớ hoài, rất là khó quên, cho nên khó ngủ, cú rủ suốt ngày, năm này tháng khác!

    Hai cái lỗ tai của chúng ta làm việc thực đắc lực, đem chứa thực nhiều thứ, vào trong kho tàng tâm thức. Những lời êm dịu, dễ chịu dễ nghe, lại không nhiều lắm, nhưng vẫn làm cho, chúng ta khó ngủ, bất an trằn trọc, khoái chí hả hê, muốn nghe lần nữa, vẫn chưa thỏa mãn. Những lời khó nghe, không ai thèm nghe, không ai thích nghe, không ai muốn nghe, không ai chịu nghe, quả thực là nhiều. Dĩ nhiên, những lời nói như vậy càng làm cho chúng ta khó ngủ, bất an trăn trở, bực bội tức tối, không muốn nghe nữa, nhưng cứ nhớ hoài, văng vẳng bên tai, ít ai nín được. Thực là đau khổ, cho cái lỗ tai, phải nghe dài dài, những lời cay đắng!




    * * *

    Chúng ta ai ai, đều nhận ra rằng: Cuộc đời của mình, thực nhiều đau khổ, là bởi nguyên do, trong kho tâm thức, chứa nhóm quá nhiều. Nếu muốn giảm bớt, phiền não khổ đau, chắc chắn chúng ta, phải hạ quyết tâm, ra công dọn dẹp, kho tàng tâm thức. Nhưng phải dọn dẹp, bằng cách nào đây, bắt đầu từ đâu, khởi công lúc nào, tốn hao bao nhiêu, công lao sức lực, bao nhiêu thời gian, mới dọn dẹp xong, kho tàng tâm thức? Trước hết, mình muốn dọn dẹp, trống trải kho tàng, cái việc đầu tiên, phải làm đó là: ngăn ngừa chận đứng, đừng có đem thêm, bất cứ vật gì, vào kho nữa cả. Sau đó từ từ, chúng ta loại bỏ, những thứ trong kho. Cũng vậy, nếu muốn cái kho tàng tâm thức của mình ngày một vơi bớt đi, để phiền não cũng vơi bớt theo, chúng ta đừng quay thêm cuốn phim nào nữa, trong cuộc sống hằng ngày. Nghĩa là trong các sinh hoạt hằng ngày, khi tiếp xúc với mọi người, chúng ta luôn luôn giữ gìn chánh niệm, cố gắng duy trì sự bình tĩnh thản nhiên, trong mọi hoàn cảnh, trong mọi thời gian, trong mọi không gian, không để cho các “tâm tham, tâm sân, tâm si”, có cơ duyên khởi lên, trong tâm trí của mình.

    • Thí dụ như có, người tới rủ rê, hùn hạp làm ăn, mập mờ phi pháp, nhứt bổn vạn lợi. Chúng ta đừng để, tâm tham khởi lên, dẫn dắt chúng ta, nghe lời dụ dỗ. Ðược những mối lợi, phi pháp bất chánh, ngày không ăn ngon, đêm chẳng ngủ yên, lúc nào cũng sợ, nơm nớp phập phồng, không biết bao giờ, chuyện đó đổ bể, hậu quả thế nào?
    • Thí dụ như có, người tới rỉ tai, bày vẻ đủ cách, vu oan người khác, chỉ dẫn thủ tục, kiện người ra tòa, nhứt bổn lệ phí, thu được hằng triệu, đô la bồi thường, mới vừa nghe qua, thiệt là sướng quá! Chúng ta đừng để, tâm tham khởi lên, xúi giục chúng ta, nghe lời ác độc. Pháp luật đặt ra, chỉ nhằm mục đích, duy trì an ninh, bảo vệ bình đẳng, trật tự xã hội, chứ không phải để, con người lợi dụng, kiếm tiền làm giàu, bất chấp khổ đau, của kẻ bị hại, gia đình của họ, phiền muộn không nguôi. Dù cho có thắng, vụ kiện bạc triệu, liệu mình có thể, an nhiên tiêu xài, cho đến mãn đời, một cách bình yên, hay không chẳng biết?

      * Luật nhân quả dạy rằng: “Gieo nhân nào thì gặt quả nấy”. Bởi vậy cho nên, chúng ta đã thấy: Không biết bao nhiêu, gia đình giàu có, tan nhà nát cửa, vợ chồng ly tán, âm mưu hại nhau, tranh chấp của cải, con cái ám hại, cha mẹ anh em, tranh đoạt gia tài, hùn hạp làm ăn, thường bị phá sản, gặp cơn bệnh hoạn, nan y khó chữa, tai nạn hiểm nghèo, bất đắc kỳ tử! Ðó là những quả báo nhãn tiền, người đời gọi là: của thiên trả địa, của sông đổ biển. Nhưng vì lòng tham, vô cùng vô tận, túi tham không đáy, tối tăm mặt mũi, lương tâm mê mờ, lòng dạ tối đen, không thể thấy được, đó là ác nghiệp, cho nên nhào vô, tạo tội tạo nghiệp, để rồi về sau, người đó lãnh đủ, quả báo chẳng lành, khác nào thiêu thân, nhào vô lửa đỏ!

      Ðồng tiền chân chánh, khổ cực kiếm được, bằng chính tài năng, với sức lao động, dành dụm tiết kiệm, có khi không thể, giữ được trọn đời, huống là những thứ, tiền của phi nhân, kiếm được cướp được, đoạt được giựt được, thưa kiện đòi được, trên sự khổ đau, phiền não người khác!

      Hiểu được như vậy, chúng ta quyết tâm, không thèm nghe theo, không làm những chuyện, ác nhân thất đức, cố gắng làm chủ, bằng được tâm mình, dừng ngay các vụ, thưa kiện kiếm tiền, dừng ngay âm mưu, sang đoạt tài sản, tác quyền người khác, dừng ngay mưu mô, chiếm đoạt công ăn, sang đoạt việc làm, của những người khác. Ðó mới thực là, những điều khó làm. Không phải ai ai, cũng làm được ngay, nên cần phải có, thời gian thử thách, công phu thực tập. Làm được như vậy, lâu ngày dài tháng, con người chắc chắn, trở nên sáng suốt, giác ngộ hoàn toàn, những người chung quanh, cũng sẽ cảm nhận, an vui lợi lạc. Kho tàng tâm thức, chủng tử tham lam, vơi dần bớt dần, trí tuệ phát triển, không còn những chuyện, mê tín dị đoan, cuộc đời an lạc, được hạnh phúc hơn, nhứt định không nghi.
    • Thí dụ như là, có người đi tới, chửi bới nhục mạ, khiêu khích chỉ trích. Chúng ta đừng để, tâm sân khởi lên, khiến cho chúng ta, tiếp nhận ngay những, lời nói khó nghe. Tại sao vậy? Bởi vì, những lời nói như vậy không có nghĩa lý gì cả, chỉ nhằm mục đích gây phiền não cho chúng ta mà thôi. Chúng nói mình ngu, mình liền nổi giận, cãi cọ đôi co, đúng là ngu thiệt, chứ còn gì nữa! Tục ngữ có câu: “No mất ngon, giận mất khôn”. Nếu chúng ta tiếp nhận ngay những lời nói khó nghe ấy vào lòng, cơn giận lập tức khởi lên, hành động thiếu bình tĩnh, lời nói kém sáng suốt, thường khi chỉ đem lại thiệt thòi cho mình mà thôi.

      Chẳng hạn như khi bị vu khống cáo gian, nếu không dằn được sự tức giận bực bội, chắc chắn chúng ta sẽ có những lời nói hay hành động khiến người khác mất cảm tình, hay hiểu lầm một cách tai hại vô cùng. Chẳng hạn như khi cấp trên trong sở làm, có những lời nói hiểu lầm hay khó nghe, nếu không thể nhịn được, không chịu giải thích một cách ôn hòa nhẹ nhàng, chắc chắn chúng ta sẽ gặp nhiều phiền phức trong công việc.

      Trong gia đình cũng vậy, muốn có được an lạc hạnh phúc, vợ chồng con cái phải biết hai chữ:

      thương yêu và nhẫn nhịn.


      Thiếu một trong hai chữ đó, gia đình sẽ luôn luôn có sóng gió, bất hòa, bất an, lâu dần có thể làm giảm hạnh phúc, cuộc sống chung trở nên phiền não và khổ đau. Một lời nói ra, trong sự vui vẻ, trong tình yêu thương, nói sao cũng được, nói gì cũng được. Một lời nói ra, trong sự bực bội, trong lúc giận hờn, tâm trạng bất an, nói sao cũng không được, nói gì cũng có thể gây hiểu lầm. Bởi vậy cho nên, chúng ta luôn luôn, quán sát tâm mình. Mỗi khi tâm sân, vừa mới khởi lên, chúng ta liền biết, dừng ngay không theo. Ðừng để tâm sân, dẫn dắt chúng ta, đến chỗ phiền toái, rắc rối cuộc đời. Nếu được như vậy, mọi sự mọi việc, ở trên đời này, sẽ được bình yên, vui vẻ trọn vẹn, thành tựu tốt đẹp. Nhiều khi cơn sân, nổi lên đùng đùng, có thể tiêu tan, tất cả cảm tình, tiêu tan sự nghiệp, khổ công gầy dựng, từ trước đến giờ. Ví như đốm lửa, có thể thiêu đốt, cả một khu rừng. Cho nên chúng ta, luôn luôn nhớ rằng: tâm sân quả thực, tai hại vô cùng!

      Có người không hiểu: Tại sao phải nhịn? Nhịn để làm gì? Nhịn ở đàng chân, chúng lân đàng đầu. Trên thế gian này, nhịn nhục khó sống, khó ngóc đầu lên, chẳng nên tích sự, lợi ích gì cả. Thực ra tất cả, suy nghĩ vừa kể, đều do tâm sân, do tâm chấp ngã, tất cả mọi người, từ đó phát ra. Con người thế gian, thường hay nghĩ rằng: “đời mình còn dài”, thấy người khác chết, chứ mình sống dai, còn lâu mới chết! Con người ở đời, cần danh và lợi, cho nên thực hiện, bất cứ thủ đoạn, miễn được làm giàu, bất kể chà đạp, thanh danh người khác, để giành địa vị, để kiếm tí danh, luôn luôn muốn hơn, tất cả mọi người, về mọi phương diện. Có người dạy con: ra đường phải nhớ, luôn luôn hơn người, chớ bị hiếp đáp, chớ để thiệt thòi, nếu bị thua nhục, thì đừng về nhà! Nhịn thì nhục, cự thì đục! Cho nên có ngày, đứa con chạy về, ôm đầu đầy máu, hoặc đến nhà thương, nhận xác con mình!

      Tâm sân thường thường, thúc đẩy con người, đấu tranh cãi cọ, lời qua tiếng lại, từ những chuyện như: quốc gia đại sự, chính trị tôn giáo, đến những thứ chuyện, lặt vặt nhỏ mọn, sinh hoạt thường ngày. Thực ra nên biết: những khi người khác, nói lên một tiếng, mình trả một miếng, thì dễ dàng quá. Nếu không nhịn được, người vào nhà xác, mình vào nhà thương, hay vô nhà tù, hoặc là ngược lại. Còn nếu nhịn được, không thèm tranh cãi, không có bực dọc, không nổi cơn sân, làm chủ tâm mình, làm chủ ý mình, miệng mỉm nụ cười, thực là tươi tắn, may mắn mọi chuyện, chấm dứt nơi đây. Ðó mới thực là, những điều khó làm. Không phải ai ai, cũng làm được ngay, nên cần phải có, thời gian thử thách, công phu thực tập. Làm được như vậy, lâu ngày dài tháng, con người chắc chắn, trở nên sáng suốt, giác ngộ hoàn toàn, những người chung quanh, cũng sẽ cảm nhận, an vui lợi lạc. Kho tàng tâm thức, chủng tử sân hận, vơi dần bớt dần, trí tuệ phát triển, không còn những chuyện, mê tín dị đoan, cuộc đời an lạc, được hạnh phúc hơn, nhứt định không nghi.
    • Thí dụ có người, tới cho mình biết: người khác nói xấu, nói mình ngu si, hạ nhục bêu riếu, đàm tiếu khinh khi, khi dể chửi rủa, đồ đạo đức giả, thứ dân sợ vợ, khố rách áo ôm, như gả ăn mày, như trâu cày ruộng. Chúng ta đừng để, tâm si khởi lên, liền khiến chúng ta, tin lời đồn đại. Tại sao vậy? Bởi vì, những lời đồn đại, thường là bịa đặt, đặt điều thêm bớt, vẽ rắn thêm chân, thổi phồng con cóc, thành con khủng long, chuyện xe cán chó, trà dư tửu hậu, đòn xóc hai đầu, đầu đâm bị thóc, đầu thọc bị gạo, phá hoại gia cang, chia rẽ cộng đồng. Tin những điều đó, chứng tỏ con người, có tâm chấp ngã, thực là quá lớn, dễ bị khiêu khích, tự ái quá cao, cho nên té nhào, đau thương tơi tả, đúng là ngu si, chứ còn gì nữa!
    • Thí dụ có người, tới cho mình biết: mình có căn tu, có nhiều phước báu, mau mau theo đạo, do họ dựng lên, cúng hết bạc tiền, nhà cửa xe cộ, tiệm buôn phố xá, vợ con bất kể, cha mẹ xá gì, cầu khẩn van xin, kiếp sau được về, cõi mình mong muốn. Người nào nhẹ dạ, dễ tin nghe theo, những lời như vậy, chữ ngu chữ ngốc, còn là quá nhẹ! Còn nếu hiểu được, không thèm tin theo, không chút si mê, làm chủ tâm mình. Ðó mới thực là, những điều khó làm. Không phải ai ai, cũng làm được ngay, nên cần phải có, thời gian thử thách, công phu thực tập. Làm được như vậy, lâu ngày dài tháng, con người chắc chắn, trở nên sáng suốt, giác ngộ hoàn toàn, những người chung quanh, cũng sẽ cảm nhận, an vui lợi ích. Kho tàng tâm thức, chủng tử si mê, vơi dần bớt dần, trí tuệ phát triển, không còn những chuyện, mê tín dị đoan, cuộc đời an lạc, được hạnh phúc hơn, nhứt định không nghi.




    * * *
    Có người thắc mắc:
    • Nếu như bỏ hết, tâm tham tâm sân, luôn cả tâm si, đâu còn mình nữa, mình bị biến mất, mất thiệt rồi sao?
    Xin thưa đúng vậy, nhưng mà thực ra, cũng không phải vậy.
    • Thường thường hầu hết, tất cả mọi người, trên thế gian này,
      đều chấp cái tâm, suy nghĩ là mình,
      mình là con người, có tâm suy nghĩ.
      Bởi vậy cho nên, khi tâm suy nghĩ, lăng xăng lộn xộn, lắng xuống không còn, tưởng mình biến mất!
    • Thực ra không phải! Ðiều đúng chính là:
      chỉ có cái tâm, nghĩ suy suy nghĩ, lăng xăng lộn xộn, biến mất mà thôi.
      Chúng ta vẫn còn, hiện hữu rõ ràng, với tâm thanh tịnh, không có tham lam, sân hận si mê.

    Bằng cớ chính là:
    • chúng ta biết rõ, nhận rõ thấy rõ, khi mình bình tĩnh, thản nhiên tự tại,
      cái tâm suy nghĩ, lăng xăng lộn xộn, tan biến mất dạng.
    Ai thấy điều đó, ai biết điều đó?
    • Chính mình chớ ai! Thực không có sai!
      Lúc đó chính là: con người chân thật, hiện tiền trước mắt, đúng theo chân lý!
      Chúng ta sống được, con người chân thật, đời sống an vui, phiền não rút lui, cuộc đời hạnh phúc.


    Như ngoài biển khơi, sóng to sóng nhỏ, đều lặng hết rồi, mặt biển thanh bình, tức thời hiện ra, một cách rõ ràng, rộng rãi bao la, vô bờ vô bến.
    Trong lúc sóng to, và có gió lớn, bầu trời đen kịt, mình chỉ thấy được, vùng biển nhỏ hẹp, sóng động mà thôi, tầm mắt giới hạn, không thể nhìn xa.
    Cũng y như vậy, khi tâm của mình, sôi nổi náo động,
    • lòng tham nổi lên, tối tăm mặt mũi,
      lòng sân nổi lên, mất hết trí khôn,
      lòng si nổi lên, quên hết mọi việc,
    mình chỉ thấy được, con người nhỏ hẹp, suy nghĩ ích kỷ, chỉ biết có mình, và gia đình mình, chỉ vậy mà thôi.
    Tất cả mọi người, phiền não ra sao, đau khổ thế nào, cũng mặc kệ họ, chẳng cần biết tới!
    Bởi thế cho nên,
    • hành động lời nói, và trong tư tưởng, chỉ có ích lợi, cho bản thân mình,
      gây nên bao nhiêu, khổ đau cho người, và gia đình họ.
    Nếu những người khác, cũng nghĩ như vậy, thì mình lãnh đủ, mình là nạn nhân, của tâm xấu ác, của người khác vậy.
    Do đó cuộc đời, vay trả trả vay, liên miên như vậy, hỏi sao đau khổ, hỏi sao phiền não?

    Nếu muốn người khác, không làm hại mình, thì điều trước hết, mình không hại người.
    Mọi sự bắt đầu, ngay trong tâm mình!
    Ðừng để đến khi, quả báo chẳng lành, xảy tới liên miên, chịu nhiều khổ nạn, thậm chí mạng vong, hả họng rên la, than trời trách đất, cầu trời cầu Phật, cứu con cứu con, cứu sao kịp nữa! Sách xưa có câu:

    “Tâm mình bạc ác tinh ma.
    Chớ nên oán trách trời xa đất gần”
    .


    Khi nào tất cả, lăng xăng lộn xộn, thí dụ như là: tâm tham tâm sân, và tâm si mê, lắng xuống hết rồi, con người chân thật, của mình hiện tiền, tâm thể thênh thang, cõi lòng cởi mở, rộng rãi bao la, tâm trí an vui, đời sống lợi lạc, cảm giác hòa đồng, vũ trụ vạn vật. Cũng ví như là, cặn cáu lắng đi, cái ly nước trong, hiện hữu rõ ràng. Con người chân thật, đầy đủ bốn tâm, từ bi hỷ xả, vì người quên mình, bác ái vị tha.
    Nếu như tất cả, mọi người đều sống, như người chân thật, thế gian này là, thiên đàng cực lạc, nhà nhà an vui, người người hạnh phúc, nơi nơi thái bình, âu ca thạnh trị, phiền não không còn, khổ đau biến mất! Lúc đó mọi người, không ai còn sợ, chuyện nhảm tận thế, vào năm 2000, hoặc năm nào khác. Tại sao như vậy? Bởi vì khi đó, tâm tánh mọi người, sáng suốt hiền hòa, công minh chính trực, dù ở nơi nào, cũng được bình thản, an vui lợi lạc, không còn phiền não, cho nên không còn, sợ sệt gì nữa.




    * * *
    Tóm lại,
    • chúng ta đã ráng, ra công ngăn chận, không đem vào trong, kho tàng tâm thức, thêm những chủng tử, phiền não khổ đau, trong đó có ba, món to lớn nhứt, đó là: tâm tham lam, tâm sân hận, tâm si mê.
    • Lâu ngày dài tháng, những món chứa trong kho tàng tâm thức cũng từ từ vơi bớt. Những cuốn phim được thu và cất giữ lâu năm, nếu chúng ta không đem ra, chiếu đi chiếu lại, lâu dần cũng phai mờ, rồi rơi vào quên lãng. Kho tàng tâm thức trống rỗng, tức là tâm của mình sẽ được khinh an, nhẹ nhàng, cuộc sống an vui hạnh phúc. Lúc đó mình không muốn làm thánh nhân, thánh nhân cũng không còn khác lạ, xa cách nữa.


    Mỗi khi năm hết, cái tết lại đến, năm cũ bước qua, năm mới sắp đến, thiên hạ vui mừng, hân hoan hớn hở, mọi người nô nức, chào đón xuân sang.
    • Người trẻ thường thấy, tương lai mở rộng, trước mắt màu hồng, đáng yêu đáng sống.
    • Còn như các người, lớn tuổi thì sao? Mỗi một năm qua, hết trẻ đến già, người ta bước tới, một ngày quan trọng: giả từ gác trọ! Gác trọ của tất cả mọi người chính là: ta bà thế giới. Người phải giả từ gác trọ không đợi độ tuổi nào. Bất cứ lúc nào, bất cứ chỗ nào, bất cứ tuổi nào, bất cứ người nào, cũng đều có thể ra đi. Nhưng mà đi đâu?
      • Mừng mùa xuân đến, người hiểu biết đạo, gấp rút tu tâm, đồng thời dưỡng tánh, cho được giác ngộ, đến ngày ra đi, khỏi phải quờ quạng, mang mang mờ mịt, chẳng biết đi đâu?
      • Người chưa thấy đạo, nhân dịp năm mới, hãy tạo thuận duyên, chuẩn bị kỹ càng, hứa hẹn rõ ràng: trong năm sắp tới, mọi việc tốt hơn, tiến hơn năm cũ, nỗ lực tu tập, cho sáng được đạo, đó là nguồn vui, hy vọng năm mới, sẽ hơn năm nay, công phu viên mãn.


    Ðất nước này, xứ sở này, địa phương này đã mở rộng vòng tay từ ái bao dung, thương yêu đùm bọc, chấp nhận chúng ta sống chung hòa bình, xây dựng cuộc đời mới, trên miền đất tự do nhân đạo này. Như vậy cộng đồng, chúng ta với nhau, tại sao không thể, giúp đỡ lẫn nhau, nương tựa với nhau, đối xử với nhau, một cách nhân đạo, với tình đồng bào, để tạo cuộc sống, vạn sự như ý, an vui lợi lạc, vừa hợp tình nghĩa, vừa hợp đạo lý.
    Trước thềm năm mới, chúng ta có quyền, hy vọng từ đây, cuộc đời của mình, và của mọi người, đều được tất cả, an lạc hạnh phúc. []

    Kính chúc chư vị, trọn một năm mới: an lạc hạnh phúc, giác ngộ giải thoát.



    nguồn: thoibao.com
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Tết Bính Thân - 2016 -

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          



Cáo tật thị chúng

Xuân khứ bách hoa lạc,
Xuân đáo bách hoa khai.
Sự trục nhãn tiền quá,
Lão tùng đầu thượng lai.
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận,
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.



Mãn Giác thiền sư
_____________



(Dịch nghĩa)
Cáo bệnh dạy đệ tử

Xuân đi, trăm hoa rụng,
Xuân đến, trăm hoa nở.
Việc đời theo nhau ruổi qua trước mắt,
Tuổi già hiện đến từ trên mái đầu.
Đừng cho rằng xuân tàn thì hoa rụng hết,
Đêm qua, một cành mai đã nở trước sân.



_____________________



(bản dịch Ngô Tất Tố)

Xuân ruổi trăm hoa rụng
Xuân tới, trăm hoa cười
Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua, sân trước một nhành mai








nguồn: thivien.net
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Tết Bính Thân - 2016 -

Bài viết bởi Hoàng Vân »


  • Ai cũng thấy

    • _ Này, mày có hay thằng A mùng một tết đã phải vào nhà thương không ?
      _ Sao lạ vậy ! Đêm 30 tao còn thấy nó twist tưng bừng với một em tóc vàng ..
      _ Ấy thế, mày thấy thì vợ nó cũng thấy ..



    ____________


    Đẹp

    • _ Anh ạ, hôm nay rất nhiều người khen em xinh và trẻ hẳn ra.
      _ Ừ, dịp Tết này ngoài đường thiếu gì kẻ say...



    ____________


    Nhắc khéo

    Khách tới nhà chúc Tết. Tý ra đón khách:
    • _ Năm mới cháu chúc bác sức khỏe dồi dào, vui vẻ quanh năm ạ!
      _ Cảm ơn cháu. Thế bố mẹ có ở nhà không?
      _ Dạ thưa không ạ, bố mẹ cháu đi chúc Tết rồi. Chỉ còn cháu với con lợn đất này ở nhà thôi ạ!




    ____________



    Bói Xuân


    Thầy phán:
    • _ Ông có 2 đứa con trai...
      _ Ông bói sai rồi. Tôi đã là cha của 3 đứa con trai cơ!
      _ Đó là do ông nghĩ thế thôi...




    _______________



    Bạn của bố

    Ngày tết, ông Giám đốc móc túi lì xì cho con của ông tài xế:
    • _ Cháu biết bác là ai không?
      _ Dạ biết! Bác là bạn bố cháu! Ngày nào bố cháu cũng cho bác đi nhờ xe, cháu thấy hoài.




    _________________



    Không say


    Đêm giao thừa, anh chồng về muộn kêu cổng ầm ĩ, chị vợ vội ra mở cổng.
    Thấy chồng loay hoay mãi không vào được chị bảo:
    • _ Chắc là anh say rồi phải không?
      _ Say thế nào được! Mẹ mầy cứ nói thế người ta cười cho…
      _ Sao anh không vào để em còn khoá cổng?
      _ Mẹ mày giữ cái cổng lại một tí xem nào … tôi thấy nó cứ đu đưa, sợ chết đi được!




    .:lol2: :lol2: :lol2:


    nguồn: lượm trên Nét
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Tết Bính Thân - 2016 -

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  • Sương xuân và hoa đào
    _________________________
    Vũ Thư Hiên - 1997




    Tôi bao giờ cũng hình dung Tết gắn liền với đất Bắc, nơi đi trước mùa xuân phải có một mùa đông. Mùa đông ở nơi này mỗi năm mỗi khác, nó có thể lạnh nhiều hay lạnh ít, độ ẩm có thể cao hay thấp, nhưng nhất thiết không thể không có gió bấc và mưa phùn. Không khí se lạnh làm cho con người phải co ro một chút, rùng mình một chút, chính là sự chuẩn bị không thể nào thiếu được để cho ta bước vào một cái mốc thời gian mới đối với mỗi người mỗi nhà. Thành thử ở Sài Gòn trùng vào những dịp xuân sang tôi vẫn không thấy lòng mình rung động cảm giác về cái Tết ruột rà, cái Tết đích thực. Xin các bạn Sài Gòn tha lỗi cho tôi nếu trong những lời của tôi có gì làm các bạn phật ý, nhưng mãi tới nay, sau nhiều Tết Sài Gòn, tôi vẫn chưa quen được với một ngày đầu năm phải phơi đầu dưới cái nắng chói chang và trầm mình trong cái nóng hầm hập, làm cho con người phải tìm đến với trái dưa hấu mọng nước trước khi ngồi vào mâm cỗ Tết có đủ thịt mỡ và dưa hành, bánh chưng và giò thủ. Ở mỗi nhà vẫn nghi ngút trầm hương thật đấy, ngoài đường xác pháo toàn hồng vẫn tràn ngập lối đi thật đấy, nhưng cái Tết dường như vẫn còn lạc bước nẻo nào, nó chưa hẳn là Tết, chưa đủ là Tết. Đành phải viện hai câu thơ mà nhiều người vốn không yêu thơ cũng thuộc, để giải thích nỗi nhớ về đất Bắc, để biện hộ cho cái cảm xúc không phải đạo của mình trước đất Sài Gòn cũng đã trở thành không kém thân thương:

    Tự thuở mang gươm đi mở cõi,
    Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long.

    (Huỳnh Văn Nghệ)


    Chuyện đó chẳng có gì lạ. Người Việt phương Nam nào mà chẳng có một cái quê còn nhớ hay đã quên, có biết hay không biết, nằm ở phía ngoài kia.









    Người xông nhà chúng tôi rất sớm, khi còn tối đất, sáng mồng Một năm Đinh Tỵ (1977), là nhà văn Nguyễn Tuân.

    Người xông nhà, theo sự mê tín từ xưa, là một nhân vật rất quan trọng đối với vận mệnh gia chủ. Tùy theo người xông nhà là ai, năm đó ngôi nhà sẽ có nhiều may mắn hoặc xui xẻo. Những người cẩn thận thường phải tính chuyện mời ai đến xông nhà mình từ lâu trước khi Tết đến. Người xông nhà nhất thiết phải là người đang làm ăn phát đạt, con cháu đầy đàn mà hòa thuận, hoặc một bậc lão niên tài cao đức trọng, chuyện này còn tùy thuộc ở kỳ vọng của gia chủ mong muốn điều gì.

    Bác Nguyễn, nổi tiếng về tính kỳ quặc của mình, chắc hẳn chọn nhà tôi để đến xông đất đầu năm vì biết chắc chúng tôi không kiêng kỵ, nếu năm đó có chuyện gì không hay xảy đến cho chúng tôi thì ông cũng không bị trách. Kể ra được (hay bị) một nhà văn đến xông nhà thì, theo lệ thường, chẳng hay ho gì. Xét về danh giá, theo truyền thống hiếu học và trọng kẻ sĩ của đất Bắc, nhà văn hẳn là bậc đáng trọng rồi. Nhưng xét về mặt tài lộc thì bất kỳ nhà văn nào cũng nằm ở hạng bét trong thứ bậc giàu nghèo. Tất nhiên, không kể những quan chức bổng nhiều lộc lắm, lại rảnh việc, cũng rửng mỡ xông vào làng văn mà viết sách in thơ.

    Bố tôi rất quý Nguyễn Tuân. Ông coi Nguyễn Tuân hơn là một người bạn thời thanh niên. Trong cái nhìn của ông, Nguyễn Tuân là một trong những đại diện cuối cùng cho lớp kẻ sĩ Bắc hà mỗi ngày một hiếm, những người cho tới lúc ấy còn biết coi tiền bạc như của phù vân, không cúi đầu vâng dạ trước quyền lực. Riêng đặc điểm sau Nguyễn Tuân phủ nhận. Ông luôn phô rằng mình biết sợ, hơn thế, chẳng những ông sợ vừa mà còn sợ lắm lắm. Cái sự phô ấy làm cho người ta lầm tưởng rằng ông không sợ.





    Ông đến xông nhà chúng tôi trong chiếc áo choàng màu cứt ngựa. Bỏ nó ra, bên trong vẫn là bộ áo cánh đen thường nhật. Trời rét ngọt, ông mặc thêm áo len và quàng khăn, đội mũ bê-rê. Bộ áo cánh đen là cách diện của ông, của Nguyễn Tuân, bao giờ cũng phải khác người. Tôi mở cửa đón ông, hơi ngỡ ngàng một chút. Tôi không chờ đợi một người xông nhà không phải người trong gia tộc, những năm ấy người ngoài ít dám tới nhà chúng tôi lắm. Lại càng không chờ đợi Nguyễn Tuân với sự sợ hãi của ông. Nhưng không ai đi hỏi người đến xông nhà rằng tại sao ông đến. Với bất cứ người xông nhà nào ta chỉ có thể vồn vã chào đón và đem bánh pháo đầu tiên của ngày mồng Một ra đốt. Nguyễn Tuân đoán ra câu hỏi câm lặng của tôi. Ông ý nhị nói:

    • - Nói thực, mình đến đây sớm vì chẳng biết đi đâu. Mà lại rất thèm đi dạo một lúc trước khi bình minh ló rạng trong cái ngày đầu năm này. Lang thang mãi rồi mình thấy mình đến đây. Không sao chứ?





    Bố tôi nghe léo xéo bước ra, tươi cười ôm lấy bạn dìu vào nhà. Ông sai tôi rót rượu, châm hỏa lò than để nướng mấy con mực. Bố tôi biết Nguyễn Tuân không ưa đồ ngọt, khay mứt trên bàn chắc chắn sẽ không được ông đụng đến. Ông ngồi xuống chiếu, xếp bằng tròn, giơ đôi tay cóng sưởi trên hỏa lò. Lửa than làm vầng trán hói của ông bóng lên trong căn phòng nhỏ của bố tôi. Bố tôi thường tiếp bạn thân trong căn phòng ấy chứ không phải ngoài phòng khách. Hai người bạn già thân tình nhìn vào mắt nhau, chạm ly trong im lặng. Cả Nguyễn Tuân, cả bố tôi đều không thích những lời ồn ào.

    • - Ngon tuyệt - NguyễnTuân nhắp vài nhắp rượu trong vắt với vẻ thích thú rồi ngửa cổ cạn ly.

      - Làng Vân chính hiệu đấy!


    Bố tôi nói, nét hài lòng hiện lên mặt. Ông thích được chiều bạn và khi bạn vui, ông còn sướng hơn chính ông được vui.

    • - Tuyệt!

      - Mình phải đặt loại đặc biệt cho cái Tết đoàn viên này.


    Đúng vậy, đây là cái Tết đầu tiên gia đình tôi đủ mặt. Không thiếu ai. Những Tết trước gia đình tôi tan tác. Tôi ở trong tù. Cha tôi bị lưu đầy ở Nam Định.

    • - Hơn hẳn anh Trương Xá. Vào đến cổ họng là biết ngay! - Nguyễn Tuân xác nhận.


    Phận con cháu, tôi được phép ngồi bên cạnh các cụ làm chân điếu đóm. Tôi thích nghe bác Nguyễn nói chuyện. Trong câu chuyện của ông bao giờ cũng có một cái gì mới, một cái gì ngồ ngộ, độc đáo mà không người nào khác có. Về đời sống cũng như trong văn chương, ông là người uyên bác.

    Tính về họ hàng theo đàng mẹ, tôi phải gọi ông bằng bác. Nhưng ông rỉ tai tôi, một lần ở chỗ đông người: "Họ xa rồi, cùng cánh văn chương với nhau, gọi thế nó mất đi cái sự bình đẳng, gia trưởng lắm". Tuy miệng vâng dạ, tôi vẫn kính cẩn gọi bác xưng cháu với ông. Mẹ tôi là người nghiêm khắc trong chuyện xưng hô lắm.

    Chuyện vãn một lát, lại chuyện làng văn làng họa, ai mới viết cái gì hay, bức hoạ cuối cùng của ai độc đáo, là đề tài yêu thích của ông, Nguyễn Tuân hỉ hả ra về. Ông nói ông còn phải đến chơi với Văn Cao
    • ("bà Băng bà ấy kiêng. Mình phải đến muộn muộn một tý!"), đến Nguyễn Sáng ("Tết nhất mà nó có một mình, buồn muốn chết!")








    Ra khỏi cổng, Nguyễn Tuân dừng lại hồi lâu trên hè, nhìn phố Hai Bà Trưng thưa thớt người đi lại vào sáng sớm tinh sương, ông nghiêng đầu nói khẽ với tôi:

    • - Anh có thấy Hà Nội buổi sáng mồng Một này thiếu cái gì không?


    Tôi không cần động não để tìm câu trả lời. Câu hỏi được đặt ra chỉ là cái cớ cho câu trả lời đã có sẵn, chắc chắn là sẽ rất Nguyễn Tuân.

    • - Thiếu sương! - Nguyễn Tuân, mắt vẫn nhìn chung quanh, thở dài.
      - Anh không nhận ra cái sự thiếu ấy, tôi không trách. Anh còn quá trẻ. Ngày trước, sáng mồng Một bao giờ cũng có sương nhè nhẹ, không nhiều, một chút gọi là có, nhưng đích thực là sương. Nó bay là là, thoang thoảng, như có mà như không. Rét ngọt. Chỉ có trên các lá cây mới có sương hiển hiện, lâu lâu đọng thành giọt, rơi xuống mặt mình, có khi lọt cả vào cổ áo mình, rất là Tết. Đã mấy năm nay, vào ngày Tết mình cứ thấy thiếu thiếu cái gì đó mà không biết là cái gì. Bây giờ mới hiểu ra: đúng là thiếu nó, thiếu sương.


    Tôi bàng hoàng trước nhận xét của ông. Tôi nhớ đến những năm xa xưa khi tôi còn rất nhỏ. Đúng là Hà Nội những ngày đầu năm ấy sương la đà trên mặt đường, lẩn khuất trong những bãi cỏ, bụi cây.

    • - Thưa bác, có lẽ tại Hà Nội đông dân thêm, nhiều nhà máy nhiều xe cộ, thành thử cái tiểu khí hậu địa phương thay đổi, nhiệt độ do đó mà cao hơn trước!

    • - Đốt anh đi! Các anh bây giờ, đụng đến cái gì cũng vội vã chỉ ra nguyên nhân rồi dài dòng giải thích, cứ như chung quanh mình toàn một lũ thất học vậy. Các anh làm văn kia mà - không nhìn tôi, ông nhăn mặt cằn nhằn - Tôi là tôi đang nói cái có, tôi nói cái hiện hữu, nói cái cảm xúc mà cái hiện hữu ấy gây ra. Còn cái chuyện đi tìm cội nguồn của hiện tượng là việc của người khác.

    • - Thế là mất đứt cái anh sương xuân bảng lảng. Tiếc quá đi mất! - Nguyễn Tuân lại thở dài. Ông buồn thật sự.

    • - Thiếu nó, Tết Việt Nam nghèo đi, mà không chỉ nghèo đi một chút đâu nhá, anh hiểu không? Đành vậy, sang năm phải tìm cách đón giao thừa ở ngoại thành, may chăng còn có thể gặp lại nó.





    Rồi đột ngột ông quay sang chuyện khác:

    • - Này, năm nay giáp Tết mưa thuận gió hòa, hoa đẹp lắm. Sao mấy hôm rồi không thấy anh đi chợ hoa?


    Đã thành cái lệ, năm nào bố tôi và Nguyễn Tuân cũng rủ nhau đi thưởng hoa ở Cống Chéo Hàng Lược. Có những buổi hai ông la đà từ trưa tới tối mịt mới về đến nhà.

    • - Thưa bác, mấy hôm rồi cháu lại mắc bận.


    Tôi nói dối. Thực ra tôi không đi vì tôi không thích chợ hoa. Cái mẩu phố hẹp có tên là Cống Chéo Hàng Lược ngày thường đầy rác rưởi trong những ngày giáp Tết bỗng trở nên nhộn nhịp khác thường. Trên là trời, dưới là hoa. Và người đi xem hoa, mua hoa. Những cây quất trĩu quả vàng chen lẫn với các cành đào được cầm trên tay, các sọt đan đựng đủ mọi loại cúc, loại hồng, lay-ơn, thược dược... Ở đây ồn ào quá, nhiều trai thanh gái lịch quá. Nhiều gương mặt hãnh tiến quá. Tôi còn sợ nhìn cái cảnh chợ chiều ba mươi Tết, khi những người bán hoa co ro trong manh áo mỏng, cành đào trong tay, mặt ngơ ngác, lo âu chờ khách. Trong cái bầu không khí vui vẻ quá nhân tạo ấy, bông hoa nào, cành hoa nào, chậu hoa nào cũng có vẻ tội nghiệp bởi cái thân phận hàng hóa của chúng.

    • - Đào năm nay được mùa. Chợ nhan nhản những đào là đào, giá lại hạ, nhà nghèo nhất năm nay cũng có đào Tết. Thế mà đố có tìm ở Cống Chéo Hàng Lược được một cành nào như cành đào của bố anh. Tuyệt! Không chê vào đâu được. Năm nào cành đào của ông ấy cũng làm tôi mê man, cũng làm tôi sửng sốt: "Thằng cha giỏi thật, sao mà nó khéo chọn đào đến thế!" Thôi, tôi về. Còn phải đến mấy nhà nữa, mà mình thì thích cuốc bộ. Hôm nay tôi đến là để chúc mừng gia đình anh đoàn tụ. Mai có khi tôi còn đến đây nữa. Để ngắm cành đào của bố anh.


    Ngày hôm sau ông lại đến thật. Và đúng là chỉ để ngắm có một cành đào mà thôi.





    Bố tôi không phải là nghệ sĩ. Ông, nói của đáng tội, đã từng là nhà báo. Mặc dầu cũng động tới chữ nghĩa, nhưng nhà báo vẫn có cái gì nó khác với nhà văn (tất nhiên không kể những người có hai nghề nhập một). Nhà báo không có tính lập dị thường gặp ở các nhà văn và các văn nghệ sĩ, hay là tính cách kỳ quặc nào đó ở họ mà người đời quy cho là lập dị. Có điều, như một người thuộc lớp nho sĩ cuối cùng còn rớt lại, mặc dầu có Tây học, ông thích cuộc sống thanh đạm và rất yêu hoa. Trong nhà tôi, kể cả những lúc khó khăn nhất, bao giờ cũng có hoa. Trước khi ông đi tù ở nhà tôi là một vườn phong lan đủ loại, nổi tiếng trong những vườn phong lan ở Hà Nội.

    Tết nào ông cũng cầu kỳ chơi hai thứ hoa: thuỷ tiên và và đào.


    Thủy tiên là thứ hoa không bình dân. Nó không thèm nở nếu chẳng may rơi vào tay người không biết thưởng thức. Để cho thủy tiên nở, phải biết nghệ thuật trổ thủy tiên. Con dao dùng để trổ thủy tiên không phải là con dao bài bất kỳ, mà là một con dao dùng riêng cho nó. Bố tôi mua củ thủy tiên về, giá rất đắt, hình như là phải nhập khẩu chứ nước ta thời ấy chưa có cơ sở gây trồng. Thuỷ tiên có bề ngoài giống một củ hành tây lớn, rất tầm thường, chẳng hứa hẹn một hương sắc nào. Chuẩn bị cho việc gọt thủy tiên, bố tôi hì hục mài dao cho tới khi nó bén đến mức đặt sợi tóc lên lưỡi dao mà thổi phù một cái thì sợi tóc lập tức bị đứt đôi, và đầu nhọn của nó thì chỉ vô ý chạm ngón tay vào là máu ứa ra liền. Rồi ông còn phải ngắm nghía hồi lâu cái củ hành nọ, cho tới khi quyết định đặt nhát cắt đầu tiên lên mình nó. Những nhát cắt, nhát trổ chính xác được ông cân nhắc từng tý, cho tới khi hài lòng đặt nó vào cái bát thủy tinh, cũng lại thứ dành riêng cho nó.

    Mẹ tôi chăm chú theo dõi bàn tay khéo léo của bố tôi xoay quanh củ thủy tiên. Bà cũng là người khéo tay, nhưng khéo tay ở những việc khác, chứ trổ thủy tiên thì bà chịu. Những Tết bố tôi vắng nhà, trên bàn thờ ông bà ông vải chỉ có hoa huệ, thủy tiên thì hoàn toàn vắng bóng. Hoa thủy tiên bắt đầu trổ những cánh xanh mập mạp cũng chẳng khác lá hành là mấy, nhưng chúng nhỏ nhắn, ngắn và không vươn quá thành bát đựng. Người gọt khéo có thể chỉ định đúng ngày hoa nở, khéo hơn nữa có thể đúng đến cả giờ.

    Thuỷ tiên do bố tôi gọt bao giờ cũng nở hết số hoa nó chứa trong mình vào đúng giao thừa, chính xác vào cái giờ khắc thiêng liêng nhất của sự giao hòa giữa người thuộc cõi âm và người thuộc cõi dương, giữa tổ tiên và con cháu. Bố tôi đứng lặng trước ban thờ ông bà, đầu hơi cúi. Mẹ tôi đứng sau ông thì thầm khấn vái. Hương trầm ngát trong nhà. Rồi pháo của một nhà nào đó nổ vang, kéo theo sau nó cả một đợt sóng triều tiếng pháo râm ran.


    Tôi không bao giờ thấy được hương thủy tiên vào lúc thủy tiên nở hết hoa của nó trong hương trầm và khói pháo. Sáng sớm mồng Một, rất sớm, khi trời đất đã lặng đi mọi tiếng động của sự đón Xuân, lúc ấy mới thấy được hương thủy tiên thoang thoảng. Đó là một hương thầm ẩn náu, thoang thoảng mà kiêu sa. Nó không để lại trong tôi một ấn tượng rõ rệt nào. Tôi cũng không cảm nhận được cái đẹp của hoa thủy tiên. Mà cũng có thể đó là do ảnh hưởng câu chuyện chàng Narkisoss trong thần thoại Hy Lạp mải mê ngắm sắc đẹp của chính mình trong nước suối, mải mê đến nỗi ngã xuống mà chết đuối, trở thành loài hoa nọ. Tôi không thích những người say mê chính mình.





    Sau khi bố tôi qua đời, chẳng bao giờ trong nhà tôi còn có hoa thủy tiên nữa. Nhưng hoa đào thì không bao giờ vắng bóng trong những ngày Tết gia đình, với cách thưởng thức truyền thống mà những thế hệ đi trước để lại.

    Trước Tết một tháng, bố tôi, thường có tôi đi theo, đạp xe lên vùng Quảng Bá, Nhật Tân, Nghi Tàm, nơi có những nhà trồng hoa cha truyền con nối. Cùng với một chủ vườn nào đó đã trở thành người quen, bố tôi đi thăm vườn và xem xét kỹ từng gốc đào để rồi cuối cùng chọn lấy một cành thấp, ưng ý nhất. Tiền đặt mua cành đào được trao ngay cho chủ vườn. Giá thường rất rẻ, lúc ấy chưa có ai mua đào. Ông chủ vườn rút con dao nhíp trong túi ra, đánh dấu cành đào dành cho bố tôi. Chắc chắn nó sẽ không bị bán vào tay ai khác. Bố con tôi hài lòng ra về. Tôi biết, trong óc bố tôi đã hiện lên cành đào trong tương lai sẽ được đặt ở đâu, trong cái bình nào ở nhà mình trong ngày Tết.

    Khoảng hai bảy, hai tám tháng Chạp, bố tôi mới lên vườn nhận cành đào về. Ông chủ vườn trao cành đào cho bố tôi với vẻ tiếc rẻ, không ngớt lời khen bố tôi có con mắt tinh đời. Nhưng đó là cách đánh giá của hai người biết chơi hoa với nhau. Người thường sẽ không mua cành đào này. Nó xù xì ở phần gốc, có mấy cành đua dài và gân guốc, trên đó chỉ thấp thoáng một số nụ.

    Sau đó là phần sửa soạn cho cái đẹp của cành đào. Bố tôi còn ngắm nó chán chê rồi mới lấy dao cắt bỏ một số cành con, đem thui phần gốc, rồi trịnh trọng đặt cành đào vào trong lọ độc bình. Đó là một cái lọ lớn, thường là lọ sành, nhưng phải thấp, miệng rộng, rất bình dị, đến nỗi khi cành đào đã ngự trong đó thì không còn nhìn thấy cái lọ đâu nữa. Cành đào được đặt trong góc nhà. Những cành đua của nó hướng về phía cửa, khách vào có thể nhìn thấy những cánh tay của nó vươn ra chào đón.

    Cũng như thủy tiên, cành đào sẽ nở rộ vào đêm trừ tịch.

    • - Chơi hoa là cách con người tìm niềm vui, tìm tâm trạng thư thái trong mối giao hòa với thiên nhiên - bố tôi tâm sự trước cành đào

      - Người ta chỉ có thể đón thiên nhiên vào nhà mình, chứ không thể mua thiên nhiên đem về hoặc tệ hơn, áp giải nó về với mình. Vì vậy mà cái bình phải khiêm tốn để tôn vẻ đẹp của cành đào, của mùa xuân. Cành đào đẹp trước hết là ở cái dáng, cái thế của nó: phần gốc xù xì cho ta cảm giác về sự vững bền của nền tảng, những cành đua không nên nhiều quá để tạo ra cảm xúc thanh thoáng, khoáng đạt.


    Bố tôi không thích đào rực rỡ quá, khoe khoang quá, hợm hĩnh quá.

    • - Đào như thế này đẹp hơn nhiều, cánh của nó chỉ phơn phớt một màu hồng nhạt, vừa có duyên, vừa thầm kín. - bố tôi dạy - Người Nhật thích màu hồng của hoa sakura - anh đào, có dễ cũng vì lẽ đó. Tín đồ của Thần đạo không chịu nổi những hương sắc quá thế tục. Thêm nữa: trên cành đào Tết không nên có quá nhiều hoa. Lá xanh bên cạnh hoa làm tăng vẻ đẹp của hoa lên. Tất nhiên, mỗi người một ý, nhưng ông nội con và bố đều không ưa những cành đào đầy ắp hoa, cành nào cành ấy đều đặn, trông xa như một cái nơm. Đã thế có người lại còn cắm cái nơm đào ấy vào cái lọ độc bình cổ cao, bằng sứ, với đủ mọi hình vẽ cầu kỳ sặc sỡ, rồi đặt nó ngất nghểu trên bàn thờ ông vải nữa chứ. Không, chỗ của đào không phải ở đó. Bố thích đặt nó ở đây dưới đất, ngang tầm với mình.





    Tôi kể cho Nguyễn Tuân nghe cách bố tôi nhìn vẻ đẹp của cành đào. Ông tủm tỉm cười:


    • - Về đại thể, bố anh đúng. Nhưng ông ấy cũng có mắc một chút bệnh giải thích. Cái đẹp, theo tôi, là cái không giải thích được. Chỉ có thể cảm nhận được nó mà thôi. Bố anh cũng chẳng giải thích nổi tại sao ông đã cắt đi một cành con này mà không phải một cành con khác, tại sao ông giữ cành đua này mà lại bỏ cành đua kia, cái cành được để lại ấy gợi nên trong lòng ông cảm xúc gì. Còn về phần màu xanh của lá trên cành đào thì ông ấy đúng hoàn toàn. Hay gì một cành đào chi chít hoa? Nó làm ta phát ngán. Mùa xuân thì phải có màu xanh của lá, của sự đâm chồi nảy lộc, mới là xuân!


    Bây giờ, cả bác Nguyễn Tuân, cả bố tôi, đều đã khuất núi.

    Chỉ còn lại cái đẹp của hoa xuân mà hai ông tâm đắc ở trong tôi. Và nỗi bùi ngùi mỗi lần Xuân đến.


    Vũ Thư Hiên



    nguồn: xuandienhannom.blogspot.com
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Tết Bính Thân - 2016 -

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          


          
Trả lời

Quay về “Chuyên đề”