Tết Bính Thân - 2016 -

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20038
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Tết Bính Thân - 2016 -

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          
... mượn khúc nhạc tươi vui của
Nắng Thủy Tinh & Mi-Mi
:flwrhrts:

.


[/audio]
Nắng Xanh
Quốc Dũng - Nắng Thủy Tinh . Mi-Mi


:flower:

          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20038
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Tết Bính Thân - 2016 -

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          
... mượn bức tranh hoa của
chị Lan Huệ
:flwrhrts:

.




:flower:

          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20038
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Tết Bính Thân - 2016 -

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          
... mượn vần thơ đẹp của
Phi-Phi
:flwrhrts:
          







Nàng Xuân

Nàng Xuân hỡi , em đang về có phải
Đông qua chưa mà nghe bước em len
Em lại theo dòng chảy gởi hồn men
Đi rồi đến , trên xứ người trắng tuyết !

Nàng Xuân hỡi , hỏi rằng em có biết ,
Ta muốn nàng dừng bước để mơ hoang ,
Ta xin em ngồi nán lại bên đàng
Để gởi gấm chút hương tình em nhé !

Nàng Xuân hỡi , có về qua quê Mẹ
Mang dùm ta , lời chúc trẻ xa nhà
Mang dùm ta , lời cầu nguyện thiết tha ,
Lời thăm hỏi , lời vấn an buồn tẻ...

Em chắc sẽ còn qua nhiều bến lẻ ,
Ghé bến này , còn bao bến chưa qua
Cho ta xin một chổ để gửi quà
Quà mong ước , quà dăm câu khấn nguyện ...

Em yêu dấu , chắc đi qua bốn biển
Xin mang dùm lời chúc nguyện an-vui
Lời cầu mong : no-ấm , cùng tình-người...
Mơ em trải cho đời hương nhân ái .

tđtPhiPhi
28122005


Hình ảnh

          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20038
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Tết Bính Thân - 2016 -

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  • Mùa Xuân nói chuyện hoa mai
    _____________________
    Nguyễn Ngọc Bảo - Báo Ngày Nay, số Xuân 2004, phát hành tại Houston




    • Thập tải luân giao cầu cổ kiếm
      Nhất sinh đê thủ bái mai hoa
      (Mười năm xuôi ngược giao du cốt tìm thanh kiếm cổ
      Một đời chỉ cúi đầu vái lạy trước hoa mai)

    Cụ Chu Thần, tức Cao Bá Quát, một trong những nhà thơ nổi tiếng nhất trong văn học Việt Nam, người tự phụ riêng mình chiếm đến hai trong bốn bồ chữ của thiên hạ, đã thốt lên hai câu thơ trên. Hoa mai có những đặc tính nào mà đã dành được sự tôn kính của nhà nho kiêu ngạo, từng xem khinh cả vua lẫn quan như vậy?

    Có thể nói, trong các loài cây, kể cả cây có hoa hay không, mai là loài được ưa chuộng nhất từ xưa đến nay. Người đời thường bị quyến rũ bởi sự tương phản của mai: Tuy có thân và cành gầy guộc, có hoa mỏng manh, và mang hương thơm dịu dàng, thanh khiết, nhưng ở bên trong mai là cả một sự kiêu dũng. Chính sự kiêu dũng này đã giúp mai vượt qua được mưa gió sương hàn của mùa đông để đơm hoa kết nụ khi xuân về. Các nhà nho xem mai là tấm gương cho loài người về sự hòa hợp giữa chữ Nhẫn và chữ Dũng.

    Đã kiêu dũng, có hương thơm, lại nở sớm nhất trong các loại hoa xuân nên mai được tôn phong địa vị bách hoa khôi. Mai được gộp chung với tùng và trúc thành bộ "tam hữu". Sư gộp chung này bắt nguồn từ sách Luận ngữ:
    • "Ích giả tam hữu: hữu trực, hữu lượng, hữu đa văn”
      (bạn có ích gồm ba hạng: ngay thẳng, rộng lượng, và hiểu biết nhiều).
    Người xưa thường ví von ba loại cây này là
    • ngự sử mai, trượng phu tùng, và quân tử trúc.
    Ngoài ra, mai còn được kết hợp với lan, cúc, và trúc thành bộ tứ quý để biểu tượng cho bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Trong thơ văn, mai thường được dùng để ví von cho phẩm chất của người quân tử.

    Đối với cụ Chu Thần, có lẽ trong suốt quãng đời bôn ba khắp chốn để cầu cổ kiếm (hay để xây dựng nghiệp bá vương?), cụ không hề gặp bậc chính nhân quân tử nào có cốt cách như "mai ngự sử". Vì vậy, theo thiển ý, "nhất sinh đê thủ bái hoa mai" là lời xưng tụng của cụ dành cho loại bách hoa khôi, đồng thời cũng hàm ý rằng anh hùng trong thiên hạ chẳng ai xứng để họ Chu này bái phục. Rõ là khẩu khí của Chu Thần.

    Được như mai há phải là chuyện dễ?





    Các Loại Hoa Mai

    Mai có nhiều chủng loại. Người Trung Hoa đã tìm tòi nghiên cứu và phân mai ra đến gần 250 loại khác nhau. Trong các loại này, hầu hết có hoa năm cánh nhưng cũng có loại mang đến cả trăm cánh, xếp thành nhiều tầng. Tuy nhiên, để đơn giản hóa, nhiều người chia mai thành 4 loại tùy theo mầu sắc:
    • hoàng mai,
      bạch mai,
      hồng mai,
      và thanh mai (mầu phớt xanh).


    Tại Việt Nam, có hai loại đặc biệt thường được xếp riêng các loại mai khác là
    • mai tứ quý
      song mai.
    • Mai tứ quý
      là loại mai có 5 cánh mầu vàng nhưng thường được liệt vào loại hoa đỏ vì khi tàn, các cánh hoa rơi rụng rồi năm đài hoa đổi thành mầu đỏ, úp lại ôm lấy nhụy, trông giống như nụ hoa vừa nhú. Nhụy bên trong kết hạt rồi hạt to dần, đẩy 5 đài hoa bung ra trông như hoa mai đỏ vừa nở. Hạt ở giữa các cánh hoa có mầu xanh khi còn non và đổi sang mầu đen khi già.
      Vì vậy, mai tứ quý cũng được gọi là nhị độ mai, tức mai nở hai lần, trước vàng sau đỏ. Loại mai này được nhiều người ưa chuộng vì nở hoa quanh năm.
    • Song mai
      là giống mai đặc biệt có nhiều ở huyện Thanh Trì miền Bắc. Hoa có mầu trắng, ra hoa và kết trái từng đôi nên được gọi là song mai.

    Ngoài ra, có một số hoa vẫn thường được liệt vào loài mai mặc dù không cùng họ với mai. Đó là
    • nhất chi mai,
      mai mơ,
      và mai chiếu thủy.
    • Nhất chi mai
      có mầu đỏ hồng, thường gặp ở miền Nam.

    • là loại hoa có mầu trắng hồng, sau kết thành trái, và mọc nhiều ở miền Bắc. Hoa mơ được nhiều nguời gọi là mai và được nhắc đến nhiều trong thi ca như
      • "thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái" (Chu Mạnh Trinh),
        "rừng mơ hiu hắt lá mơ rơi" (Nguyễn Bính),
        và "càng mưa phùn gió lạnh, càng lạnh càng hoa mơ" (Quang Dũng).
    • Mai chiếu thủy
      là cây đa niên, gốc to, cành nhánh nhiều, lá mọc thành đôi, và có hoa chùm nhỏ li ti mầu trắng tuyền. Hoa luôn luôn hướng xuống dưới nên được gọi là mai chiếu thủy. Hoa có hương thơm dịu dàng, thanh khiết.


    Thuở trước, tại miền Bắc, các cụ ta trồng mai như một thứ cây cảnh chứ không chưng mai trong nhà vào dịp tết như người dân miền Nam sau này. Tại miền Nam, mai được chưng bầy trong ngày tết là loại mai vàng, chỉ mọc từ Quảng Bình trở vào. Khi nhắc đến mai, người Việt, nhất là nguời miền Nam, thường nghĩ đến loại mai vàng này.




    Mai Trong Thi Ca

    Nghệ thuật thưởng mai chắc chắn đã phát xuất từ Trung Hoa. Theo sử sách, từ thời Xuân Thu, người dân ở đất Tây Chu đã trồng mai như một thứ cây cảnh. Dần dần người Trung Hoa xem mai tượng trưng cho khí tiết của dân tộc họ và nâng mai lên hàng quốc hoa. Sau đó, thú thưởng mai lan sang những nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa.

    Từ ngàn năm trước, hoa mai đã khơi nguồn cảm hứng cho biết bao thi nhân. Hoa mai được nhắc nhở trong thi ca của người xưa, cả ở Trung Hoa lẫn Việt Nam, thường là loại mai trắng. Đó là loại mai được nhắc đến trong thơ Trương Thuyết đời Đường:
    • Khứ tuế Kinh Nam mai tự tuyết
      Kim niên Kế Bắc tuyết như mai
      (Năm ngoái ở Kinh Nam (nay thuộc tỉnh Hồ Quảng), hoa mai trắng như tuyết
      Năm nay ở Kế Bắc (nay là Bắc Kinh), tuyết trắng như hoa mai)

    Không như hầu hết các giống mai vàng ở phương Nam, loại mai trắng ở Trung Hoa và miền Bắc nước ta có mùi hương dịu dàng, thanh khiết, chẳng hạn như mùi hương của rừng mai nơi cung Dao Trì thuở xưa:
    • Dao Trì bất thị tuyết
      Vị tiểu ám hương lai
      (Cổ thi)
      (Nhìn về cung Dao Trì (thấy một mầu trắng nhưng) biết không phải là tuyết
      Vì có phảng phất mùi hương (thơm))

    Lư Mai Pha, một thi nhân đời Tống, đã so sánh mai và tuyết qua hai câu:
    • Mai tu tốn tuyết tam phân bạch
      Tuyết khước thâu Mai nhất đoạn hương
      (Mai nên nhường tuyết ba phân trắng
      Tuyết phải thua mai một bậc thơm)

    Về hình dáng, loại mai trắng trong thơ cổ của Trung Hoa và Việt Nam trông giống như giống mai mù u, hiện còn một cây trong vườn chùa Gò ở Phú Lâm, ngoại ô Sài Gòn.

    Trong văn học Trung Hoa, có lẽ người yêu mai nhất là Lâm Bô, tức Lâm Hòa Tĩnh (967-1028), sống vào đời nhà Tống. Vị hiền sĩ này tài trí hơn người nhưng chán ghét tục lụy nên ở ẩn trên núi Cô Sơn, xem mai là vợ, hạc là con. Ông chính là tác giả bài thơ Mai Hoa bất hủ, được truyền tụng qua nhiều thế hệ. Bốn câu đầu của bài thơ như sau:
    • Chúng phương dao lạc độc thuyền quyên
      Chiếm đoạn phong tình hướng tiểu viên
      Sơ ảnh hoành tà thủy thanh thiển
      Ám hương phù động nguyệt hoàng hôn
      (Muôn hoa tàn rụng, vẫn đẹp xinh
      Trong khu vườn nhỏ ngát hương tình
      E ấp trên cành nghiêng bóng nước
      Hương thầm lan tỏa lúc trăng lên)
      (bản dịch Quỳnh Chi)

    Hai câu thực của bài (câu 3 và 4) được đúc kết lại thành
    • "ám hương phù động ánh hoành tà"
    và được cụ Giản Chi dịch là
    • "chập chờn hương thoảng, bóng cành xiên ngang"
    . Các thi nhân đời sau đã khen ngợi rằng chỉ với bẩy chữ, câu này đã diễn tả đủ được vẻ đẹp của hoa mai.

    Vương Duy (701-761), một thi sĩ kiêm họa sĩ đời Đường, đã nhắc đến hoa mai qua bài Tạp Thi bất hủ:
    • Quân tự cố hương lai
      Ưng tri cố hương sự
      Lai nhật ỷ song tiền
      Hàn mai trước hoa vị
      (Người từ quê cũ đến
      Hẳn biết những chuyện ở quê nhà
      Ngày đi qua trước cửa buồng thêu
      Có thấy Hàn Mai nở hoa không?)

    Nơi đất khách, gặp bạn cùng quê, nhà thơ không vội hỏi thăm chuyện quê cũ mà hỏi đến cội mai xưa.
    Cũng vậy, Lý Bạch, trong khi ngồi uống ruợu trên lầu Hoàng Hạc, nghe có người thổi khúc sáo Lạc Mai Hoa, đã bồi hồi nhớ đến bóng mai nơi kinh thành Trường An xa xôi vạn dặm:
    • Nhất vi thiên khách khứ Trường Sa
      Tây vọng Trường An bất kiến gia
      Hoàng Hạc lâu trung xuy ngọc địch
      Giang thành ngũ nguyệt "Lạc mai hoa"
      (Thân là người khách đến tận Trường Sa xa vạn dặm
      Trông về phía Tây, nơi thành Trường An, mà không thấy nhà
      Ngồi trên lầu Hoàng Hạc, nghe tiếng sáo ngọc thổi
      Giữa tháng năm, chợt vang khúc "hoa mai rụng" ở chốn Giang thành)

    Lô Đồng (790-835), một nhà thơ khác đời Đường, đã thi vị hóa hoa mai với người đẹp (hay người đẹp với hoa mai?) trong những câu cuối của bài Hữu Sở Tư:
    • Mỹ nhân hề! Mỹ nhân!
      Bất tri mộ vũ hề! Vi triêu vân?
      Tương tư nhất dạ mai hoa phát
      Hốt đáo song tiền nghi thị quân.
      (Người đẹp này! người đẹp!
      Chẳng hay (bây giờ) là mưa chiều hay mây sớm ?
      Một đêm nhớ nhau mai nở hoa
      Trông thấy hoa trước cửa sổ, ngỡ là bóng nàng)

    Bài thơ được nhiều người dịch ra tiếng Việt. Bài dịch hay nhất, theo thiển ý, là bài của Tản Đà với nhan đề "Có Nhớ Ai":
    • Hỡi ơi! Người đẹp ta đâu?
      Mưa chiều mây sớm, ai hầu biết ai?
      Nhớ nhau suốt một đêm dài,
      Trước song trắng toát hoa mai lúc nào!
      Ngỡ mình chẳng phải mình sao?

    Các nhà thơ cổ thường ca ngợi hoa mai vì vẻ đẹp, vì hương thơm, và đặc biệt, vì cốt cách của hoa. Ví von mai với tình nhân như Lô Đồng đã là trường hợp ngoại lệ. Ấy thế mà sau Lô Đồng một đời, có một nhà thơ tên Hàn Ốc (844-933) đã so sánh làn da nõn nà, trắng mịn trên bộ ngực của người đẹp với một cánh ... hoa mai. Ông viết:
    • Phấn trứ lan hung tuyết áp mai
      (Phấn thoa lên ngực như tuyết áp trên hoa mai)

    Quả là táo bạo và độc đáo.





    Ở phương Nam, các nhà thơ của dân tộc ta không hề thua kém các nhà thơ phương Bắc trong lãnh vực thưởng thức và ca ngợi hoa mai. Một trong những nhà thơ hết lòng ưu ái loại hoa này là Nguyễn Trãi, vị khai quốc công thần của nhà Hậu Lê. Cụ đã từng giải thích lý do tại sao mình yêu mai đến thế:
    • Ái mai ái tuyết ái duyên hà,
      Ái duyên tuyết bạch mai thanh khiết.
      (Yêu mai, yêu tuyết bởi vì đâu?
      Vì tuyết trắng, mai thơm và tinh khiết)

    Cụ đã từng thổ lộ thú tiêu khiển trang nhã của cụ:
    • Hái cúc, ương lan, hương bén áo
      Tìm mai, đạp nguyệt, tuyết xâm khăn

    Trong 21 bài "Ngôn Chí", Nguyễn Trãi đã nhắc đến mai qua 8 bài. Điển hình như:
    • Trà mai đêm nguyệt dậy xem bóng
      Phiến sách ngày xuân ngồi chấm câu
      (Ngôn Chí 2)
      Quét trúc, bước qua lòng suối
      Thưởng mai, về đạp bóng trăng
      (Ngôn Chí 15)

    Lê Cảnh Tuân, một danh thần trong thời kháng Minh, khi bị quân Minh bắt về giam tại Kim Lăng, đã gửi gấm nỗi nhớ cố hương trong bài "Nguyên Nhật" (ngày đầu năm):
    • Lữ quán khách nhưng tại
      Khứ niên xuân phục lai
      Quy kỳ hà nhật thị
      Lão tận cố hương mai
      (Đất khách ngày lần qua
      Xuân đã quay trở lại
      Bao giờ về quê cũ
      Cội mai hẳn đã già?)
      (Nguyễn Ngọc Bảo dịch)

    Đến cụ Nguyễn Du, lòng yêu mai có lẽ tăng thêm một bậc nữa. Trên đường trở về cố hương trong sau chuyến đi sứ sang Trung Quốc, cụ đã nán lại Từ Châu và chống chọi với giá buốt suốt ba tháng trời chỉ cốt để ngắm mai nở trên đầu núi:
    • Nhương tận khổ hàn tam duyệt nguyệt,
      Lĩnh đầu lạc đắc khán mai hoa.
      (Trích Từ Châu Đạo Trung)
      (Cố chịu khổ với giá buốt trong ba tháng nữa
      Để được vui mừng ngắm hoa mai nở trên đầu non)

    Cho nên, chúng ta không lấy làm lạ khi cụ đã sử dụng rất nhiều mỹ từ kèm với "mai" trong tác phẩm bất hủ Đoạn Trường Tân Thanh như lầu mai, tiên mai, mưa mai, sân mai, hồng mai, song mai, trướng mai, hồn mai, giấc mai.

    Tương truyền khi đi sứ sang Tầu vào năm 1813, cụ Nguyễn Du đến thăm một xưởng chế tạo đồ sứ danh tiếng tên Ngoạn Ngọc ở tỉnh Giang Tây. Lúc bấy giờ xưởng đang chuẩn bị chế tạo bộ trà Mai Hạc. Với nhã ý đáng ca ngợi, vị chủ hãng ngỏ lời xin quan chánh sứ phẩm đề một câu để quảng cáo cho kiểu đồ trà này. Người khác, ở vào trường hợp tương tự, chắc chắn sẽ nghĩ đến câu thơ chữ Hán. Tuy nhiên, quan chánh sứ lại dùng chữ Nôm của nước nhà mà viết nên câu:
    • Nghêu ngao vui thú yên hà
      Mai là bạn cũ, hạc là người quen

    Kết quả là các bộ trà Mai Hạc sản xuất tại Giang Tây trong những năm sau đó có in hai câu thơ Nôm của cụ. Tuy nhiên, vì không biết chữ Nôm, nên các nghệ nhân Trung Hoa đã ghi sai hoặc ghi thiếu vài nét. Thêm nữa, thay vì phải viết thành một hàng 6 chữ, một hàng 8 chữ như quy định của thể thơ lục bát, họ lại viết thành ba hoặc bốn hàng với số chữ phân chia như sau:
    • 6 + 2 + 6 (ba hàng)
      5 + 2 + 5 + 2 (bốn hàng)
      4 + 3 + 4 + 3 (bốn hàng)

    Kể cũng là một giai thoại thú vị.

    Sau thời cụ Nguyễn Du, có một vị thượng thư tên Đào Tấn (1845-1907) , sinh quán tại Bình Định, cũng có thể kể là một bậc cuồng mai. Ông lấy hiệu là Mộng Mai và Mai Tăng (ông sư Mai). Khi về hưu, ông tìm đất đặt mộ cho mình ở núi Mai Sơn, thuộc làng Hoàng Mai (Bình Định), và cho khắc một bài thơ trên mộ, trong đó có câu::
    • Núi Mai rồi gửi xương mai nhé
      Ước được hoa mai hóa mộng hồn






    Mai trong Thiền

    Nếu các thi nhân thường làm thơ ca tụng vẻ đẹp và hương thơm của mai, hoặc mượn mai để gói ghém tâm sự hay khí tiết của mình, thì các thiền sư thường dùng mai làm ẩn dụ để chuyển tải ý đạo, như một thiền sư Trung Hoa đời Đường với bài "Cổ Mai" nêu sau:
    • Hoả ngược phong hào thuỷ tý căn,
      Sương thuân tuyết trứu cổ đài ngân.
      Đông phong vị khẳng tuỳ hàn thử,
      Hựu bách thanh hương dữ phản hồn.
      (Lửa táp, gió lùa, nước ngâm thân
      Sương (như) búa tuyết (như) cưa khắc vết hằn
      Gió đông buốt giá dầu chưa đến
      Vẫn cứ đâm chồi tỏa ngát hương.)

    Phải chăng thiền sư muốn nhắn nhủ chúng ta hãy bền gan vượt qua mọi cám dỗ, mọi thử thách trên đường tu đạo và hành đạo? Công phu đến độ chín muồi thì tâm ắt sẽ khai hoa, cũng như mai nở sẽ đúng thời khắc sau khi dãi dầu đủ gió mưa sương tuyết.

    Bài Cổ Mai nêu trên khiến chúng ta nhớ đến bài kệ của Tổ Hoàng Bá (?-850), một thiền sư danh tiếng người Phúc Kiến:
    • Trần lao quýnh thoát sự phi thường
      Hệ bã thằng đầu tố nhất trường
      Bất thị nhất phiên hàn triệt cốt
      Tranh đắc hoa mai phốc tỷ hương.
      (Vượt cõi trần lao việc chẳng thường
      Đầu dây nắm chặt giữ lập trường
      Chẳng phải một phen xương lạnh buốt
      Hoa mai đâu dễ ngửi mùi hương.)

    Nhiều thiền sư Việt Nam cũng đã để lại cho hậu thế những bài thơ hoặc kệ bất hủ dùng mai làm ẩn dụ như
    • Mãn Giác Thiền Sư (1052-1096),
      Điều Ngự Giác Hoàng (1258-1308), tức vua Trần Nhân Tông,
      Huyền Quang Tôn Giả (1254-1334),
      và Tuyết Giang Phu Tử (1491 – 1585), tức Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (nhiều người xem Tuyết Giang Phu Tử là một bậc thiền sư), v.v.

    Bài thơ (hay kệ) được biết đến nhiều nhất là bài "Cáo Tật Thị Chúng" (cáo bệnh để dậy đệ tử) của thiền sư Mãn Giác, đời nhà Lý. Trước khi viên tịch, thiền sư cáo bệnh, đóng cửa thiền phòng để tham thiền nhập định. Đến chiều tối, ngài thảo bài kệ, bước ra khỏi phòng, mỉm cười trao cho các đệ tử đang bồn chồn lo lâu cho sức khỏe người thày. Bài kệ trở thành những lời dậy hàm súc nhất của một bậc thiền sư gửi lại cho hậu thế:
    • Xuân khứ bách hoa lạc
      Xuân đáo bách hoa khai
      Sự trục nhãn tiền quá
      Lão tùng đầu thượng lai
      Mạc vị Xuân tàn hoa lạc tận
      Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.
      (Xuân đi trăm hoa rụng
      Xuân đến trăm hoa cười
      Trước mắt việc đi mãi
      Trên đầu già đến rồi
      Đừng tưởng Xuân tàn hoa rụng hết
      Đêm qua sân trước một cành mai.")
      (Ngô Tất Tố dịch)

    Cuộc đời là một dòng vô thường không ngừng biến chuyển theo thời gian. Tất cả mọi vật hiện hữu trong vũ trụ, hễ có sinh thì có diệt; vì vậy, với con người, sinh lão bệnh tử là chuyện dĩ nhiên. Tuy nhiên, có một cái bởi không sinh nên không diệt. Đó chính là bản lai diện mục, là pháp gốc, là cái Tâm của mỗi người chúng ta. Cành mai trong bài kệ có thể không có thật ở chốn đình tiền đêm năm ấy (dẫu có thật, rồi hoa cũng phải rụng rơi theo ngày tháng). Tuy nhiên, điều chúng ta biết chắc, cành mai ấy đã hiện hữu ở từng sát na trong mắt nhìn của thiền sư, đúng ra là ở trong tâm ngài. Cành mai ấy mọc bên ngoài dòng sinh tử vô thường của thời gian và nở bên ngoài quy luật bể dâu của vũ trụ.
    Tâm hoa nếu đã nở thì việc gì phải cậy đến mùa xuân. Mà thật ra, làm gì có mùa xuân. Chúng ta thấy xuân đến xuân đi chỉ vì chúng ta đang sống trong vọng thức.

    Thấu đáo ẩn dụ của cành mai trong bài kệ, có lẽ chúng ta sẽ cảm thấy an nhiên tự tại khi đối diện với sinh tử vô thường của tạo hóa, với được, thua, còn, mất của kiếp người.





    Câu Chuyện Thú Vị:
    Hoa Mai, Mai Nở Hoa, hay Tam Sao Thất Bản?


    Bàn về hoa mai, người viết chợt nhớ đến một chuyện khá lý thú.
    Khoảng 8 năm trước, người viết đọc được một câu chuyện do giáo sư Đỗ Quý Toàn kể trong tác phẩm "Tìm Thơ Trong Tiếng Nói", Thanh Văn xuất bản năm 1992 tại California. Giáo sư chính là một trong những vị thày của người viết tại trường trung học Chu Văn An thuở trước. Ông hiện là chủ biên báo Người Việt tại California.

    Dưới tiểu đề “Khi mai hoa không phải là hoa mai”, câu chuyện được giáo sư thuật lại như sau:
    • "Xin kể thêm một kinh nghiệm riêng về đọc thơ để nói rõ hơn về tác động thi vị của cách ghép các từ và cách ngắt câu trong thơ.
      Trên một chuyến xe đò Sài Gòn – Bà Rịa, tôi đọc lần đầu bài thơ “Thăm Chùa Thiền Tông" của Nguyễn Du. Hai câu Thực (câu 3 và 4) làm tôi thích thú:
      • Cổ-tự mai-hoa, hoàng diệp lý
        Tiên-triều tăng-lão, bạch vân trung

      Tôi hiểu như thế này:
      • Hoa mai ở ngôi chùa cổ, trong đám lá vàng
        Vị sư già triều trước, giữa cõi mây trắng

      Tôi rất yêu những hình ảnh này. Thầy Châu Toàn đi cùng xe với tôi, một người rất nghệ sĩ, kể tôi nghe về ngôi chùa ở ngoại vi thành phố đó, nhưng không nói thêm gì về bài thơ. Mấy năm sau, thày đã mất, tôi với Châu Văn Thọ có dịp ra Huế, tôi tới chùa Thiền Tông đảnh lễ ngài hòa thượng Giác Nhiên. Tôi bồi hồi tưởng nhớ thầy Châu Toàn, vào chánh điện tìm cái chuông thời Cảnh Hưng vẫn còn đó (Cảnh Hưng do quải cựu thời chung), nhìn mấy hàng chữ đề niên hiệu, mấy hàng chữ mà thế kỷ trước Nguyễn Du đã nhìn. Thật là cảm động.

      Trong vòng hơn mười năm, tôi vẫn nhớ lại bài thơ, nhất là hai câu Thực. Ở Montreal tôi đọc cho Đinh Ngọc Mô nghe, cũng khoái trá. Chúng tôi đã thử cố dịch bài thơ đó mà chưa bao giờ hài lòng.
      • Cổ-tự mai-hoa, hoàng diệp lý
        Tiên-triều tăng-lão, bạch vân trung

      Thế rồi một bữa Mô cho tôi biết cách tôi hiểu hai câu thơ đó là sai. Hắn đã đọc bài thơ cho một nhà nho nghe. Cụ Đàm đã trên 80 tuổi. Cụ bảo hai câu Thực phải đọc như thế này mới đúng:
      • Cổ-tự-mai / hoa hoàng diệp lý
        Tiên-triều-tăng / lão bạch vân trung

      Chỗ ngắt câu là ở sau tiếng thứ ba, và trong hai câu đó, tiếng thứ tư là động từ chứ không phải danh từ. Cho nên phải hiểu như sau:
      • Cây mai ở ngôi chùa cổ nở hoa trong đám lá vàng
        Vị sư triều đại trước già đi giữa cõi mây trắng

      Lúc đó cả một thế giới bị đảo lộn. Chắc sẽ phải thăm chùa Thiền Tông lần nữa, đứng đó khấn vái, tạ tội với hương hồn cụ Nguyễn Du. Thế ra con người tài tình đó đã tặng cho tôi một bảo vật, mà tôi chỉ chờn vờn ngắm nghía cái vỏ đựng bên ngoài. Như sờ mó một hòn đá mà không biết bên trong còn có ngọc. Vậy ra hoa mai không phải là cây hoa mai, mà cây mai nở hoa. Tăng lão không phải là ông già đi tu mà là vị sư ngả tuổi già. Thay đổi một chỗ ngắt câu, đổi danh từ thành động từ, cả bài thơ bỗng chuyển hóa! Không gian biến thành thời gian. Tĩnh hóa thành động. Hình ảnh đang đứng yên bỗng rung chuyển. Cái nỗi phù du của con người, của triều đại chính trị càng thêm thấm thía. Một câu thơ bỗng nối dài bao vòng xoay của trái đất quanh mặt trời. Nếu nhìn từ cõi biến đổi, thì mái tóc đang nhuốm bạc kia là lớp lớp biển dâu. Còn như nếu nhìn bằng con mắt bất biến thì hoa mai năm năm vẫn cứ nở trong cõi lá ngả vàng, có khác chi đâu? Không dùng danh từ mà dùng động từ, Nguyễn Du chẳng cần dùng nhiều lời hùng biện như Tô Đông Pha (Tự kỳ biến giả nhi quán chi ... tự kỳ bất biến giả nhi quán chi ...).

      Thơ của cổ nhân xúc tích và uyên ảo, đọc mà không đủ thanh tịnh thì không cảm thấy được bao tình ý, hình ảnh, thật là có tội. Khi đọc "mai hoa" mình đã dùng cái khuôn sáo thông tục hằng ngày để hiểu là hoa mai. Cái thói quen ăn xổi ở thì khi dùng ngôn ngữ đã thành cố tật.
      Thật là có tội."



    Câu chuyện giáo sư kể thật lý thú và cảm động. Người viết đã nhiều lần thuật lại câu chuyện này cho các bằng hữu trong những buổi mạn đàm về thi ca. "Mai nở hoa trong đám lá vàng”.
    Mai hoa đâu đã chắc là hoa mai. Hay, hay thật!

    Cho đến một hôm.
    Cuối năm 1999, người viết được một bằng hữu từ Việt Nam gửi tặng tuyển tập “192 Bài Thơ Chữ Hán của Tiên Điền Nguyễn Du", do nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin xuất bản năm 1996 tại Hà Nội. Trong số những bài thơ này có bài "Vọng Thiên Thai Tự" thuộc tập Nam Trung Tạp Ngâm, tức bài thơ giáo sư Toàn đã đề cập ở trên. Đọc bài thơ, người viết bỗng ngạc nhiên khi thấy trong hai câu Thực, câu đầu không giống như câu giáo sư đã nhắc đến mà là:
    • Cổ tự / thu mai hoàng diệp lý
      Tiên triều / tăng lão bạch vân trung

    Chữ "mai" trong câu này không phải là hoa mai nhưng là động từ "chôn", "vùi" như mai trong các câu thành ngữ "mai ngọc trầm châu" và "mai danh ẩn tích". Còn "thu" chính là mùa thu. Như vậy, hai câu thực của bài mang ý nghĩa:
    • Ngôi chùa cổ bị mùa thu vùi trong đám lá vàng
      Triều vua trước vị sư già đi giữa áng mây trắng

    Trên căn bản lý luận, “thu mai ” hợp lý hơn “mai hoa”, vì cụ Nguyễn Du làm bài thơ từ một khoảng cách khá xa chùa. Khi "hưóng trông lên Thiên Thai Tự" (tên bài thơ), cụ trông thấy chùa như đang bị vùi dưới những tàn lá vàng mùa thu, một hình ảnh thật đẹp mắt. Dĩ nhiên, từ khoảng cách ấy, chắc chắn cụ không thể thấy được những đóa mai đang nở hoa trong đám lá vàng.

    Sau khi đọc bài thơ in trong tuyển tập, người viết đã cố công tìm được vài tài liệu khác và bản nào cũng ghi là "thu mai" chứ không phải "mai hoa" như bản giáo sư Toàn đã đọc trên chuyến xe đò thuở trước. Nguyên văn bài thơ như sau:
    • Vọng Thiên Thai Tự

      Thiên thai sơn tại đế thành đông
      Cách nhất điều giang tự bất thông
      Cổ tự thu mai hoàng diệp lý
      Tiên triều tăng lão bạch vân trung
      Khả liên bạch phát cung khu dịch
      Bất dữ thanh sơn tương thủy chung
      Ký đắc niên tiền tằng nhất đáo
      Cảnh Hưng do quải cựu thời chung

      (Nhìn Lên Chùa Thiên Thai

      Núi Thiên Thai nằm phía cuối thành đông
      Cách một nhánh sông nhỏ, tưởng chừng chẳng có lối sang
      Ngôi chùa cổ (ở đó) bị mùa thu vùi trong đám lá vàng
      Triều vua trước vị sư già đi giữa áng mây trắng
      Thương thay (cho mình) tóc đã bạc mà còn phải làm lụng vất vả
      Chẳng thể cùng với non xanh giữ vẹn nghĩa thủy chung
      Nhớ năm trước (ta) đã từng đến đấy
      Còn trông thấy chiếc chuông cổ đúc từ thời Cảnh Hưng)

    Chùa Thiền Tôn, hay Thuyền Tôn, hiện tọa lạc ở thôn Ngũ Tây, xã Thúy An, thành phố Huế.
    Chùa được xây vào đầu thế kỷ 18 và nằm bên trái núi Thiên Thai nên còn được gọi là Thiên Thai Tự.

    Đọc xong bài thơ, người viết bỗng có cảm tưởng hụt hẫng như bị mất một điều gì. Tại sao là "thu mai" mà không phải "mai hoa". Câu chuyện giáo sư Toàn kể đã hay về văn chương mà lại độc đáo về “thiền”. Những đóa mai nở sớm khi đám lá vàng chung quanh (dĩ nhiên không phải lá của mai) còn dùng dằng chưa rơi rụng. Đọc câu thơ mà tưởng chừng nghe được tiếng chuyển động của những cánh hoa đang khai nở và cảm được mùi hương thanh khiết từ nhụy hoa nhẹ thoảng ra. Bỗng dưng bây giờ những đóa mai ấy biến mất. Thế có đáng giận không hở cụ Tiên Điền?

    Dù sao đi nữa, nếu có cơ hội trở lại thăm chùa Thiền Tôn, có lẽ vị thày khả kính của người viết sẽ phải khấn vái tạ tội với cụ Tiên Điền. Không phải chỉ tạ tội một lần như thày từng phát nguyện, mà phải tạ đến hai lần vì suốt hai mươi mấy năm trời đã cả tin vào một câu thơ tam sao thất bản.






    Lại thêm một mùa xuân về trên đất khách.

    • Cộng chỉ mai hoa báo tiêu tức
      Xuân tằng hà đáo dị hương nhân
      (Nguyễn Du)
      (Cùng nhau chỉ hoa mai báo tin xuân
      Nhưng xuân có bao giờ đến với người nơi đất khách)

    Phải chăng hai câu thơ nêu trên chính là tâm trạng chúng ta mỗi khi chứng kiến cảnh xuân trên xứ nguời? Có cố công tìm một nhánh (gọi là) mai, mang về cắm trong chiếc độc bình bầy giữa nhà cũng chỉ là để níu kéo một chút hương thừa xuân năm cũ.

    Đến xuân năm nay, tình cờ đọc được bài thơ của một ni sư đời nhà Tống, người viết hốt nhiên bừng tỉnh ngộ:
    • Tận nhật tầm xuân bất kiến xuân,
      Mang hài đạp biến lũng đầu vân.
      Quy lai tiếu niễm mai hoa khứu,
      Xuân tại chi đầu dĩ thập phân.
      (Ni sư mang hài trèo đèo vượt núi, cực khổ tìm Xuân suốt ngày mà vẫn chẳng gặp Xuân.
      Đến khi trở về mới thấy Xuân đang hiện trên những cành mai trong vườn nhà.)

    Ni sư nói bóng nói gió đấy thôi, làm gì có mai trong vườn nhà. Cành mai đang đơm nụ báo tin xuân ấy là cành mai trong Tâm của ni sư. Đó cũng chính là cành mai của thiền sư Mãn Giác thuở xưa, và là cành mai đang chờ khai nở trong tâm chúng ta.

    Thoát cái, đã 29 năm đăng đẳng trôi qua kể từ tang thương buổi ấy. Ngần ấy năm hứng chịu “lửa táp, gió lùa, nước ngâm thân""sương như búa, tuyết như cưa, khắc vết hằn", cội mai hẳn đã sẵn sàng đơm hoa kết nụ?

    "Chẳng phải một phen xương lạnh buốt,
    hoa mai đâu dễ ngửi mùi hương".




    Nguyễn Ngọc Bảo
    4 tháng 1 năm 2004
    nguồn: Ngày Nay, Houston, Xuân 2004
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5416
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Nếp Sống Mới Cho Người Trung Niên Và Cao Tuổi

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    Nếp Sống Mới Cho Người Trung Niên Và Cao Tuổi






    “Trên đường đi lễ Xuân đầu năm
    Qua một năm ruột rối tơ tăm
    Năm mới nhiều ước vọng chờ trông…"


    Ước vọng của người trẻ tuổi thường là muốn thành công về tiền tài danh vọng, tình yêu; còn người trung niên và cao tuổi thì, hạnh phúc và sức khoẻ là ước nguyện hàng đầu. Tuy nhiên, ở Mỹ nói riêng và nhiều nơi khác trên thế giới nói chung, có một ước vọng dường như ở trên đầu danh sách của hầu hết mọi người, mọi từng lớp xã hội và mọi lứa tuổi, đó là… “giảm cân”, hay nói một cách huỵch tẹc ra là “bớt béo”.

    Nhiều thống kê ở Mỹ và các nước Tây phương cho thấy, khác với thời xưa, thời nay, ngoài yếu tố sức khoẻ, để gọi là “phát tài”, thành công trong công việc, hạnh phúc trong tình yêu đôi lứa, người ta phải “dễ nhìn”, và “cân đối”, một chút.

    Vì thế, cứ mỗi đầu năm mới, ta lẫn Tây, người người lại lên danh sách cũ mèm là sẽ “diet”, sẽ giảm cân trong năm tới. Và, cứ thế, rồi năm sau, cũng danh sách ấy làm lại từ đầu. Nghiên cứu cho thấy những người “tự khấn vái” là sẽ ăn cử “diet” có thể giảm cân trong “khoảnh khắc” rồi sau đó lại tiếp tục tăng cân trở lại.
    Để đạt được ước vọng giảm cân một cách trọn vẹn, chúng ta phải đổi cách suy nghĩ. Thay vì cứ đề xuất chỉ tiêu “diet” mỗi năm, và rồi lại… thất bại, ta nên nghĩ là chúng ta cần thay đổi cả một nếp sống.

    Trước hết hãy định nghĩa, những ai được xem là trung niên và cao tuổi?
    Khái niệm “trung niên và cao tuổi” rất mập mờ, rất “đại khái” và chúng thường lầm tưởng người cao tuổi phải là những cụ già lưng còng, đầu bạc. Hồi tưởng lại, ở nước ta ở đầu thế kỷ 20, 50 tuổi đã lên hàng “cụ” vì tuổi thọ trung bình của thời ấy cũng chỉ 50 là cùng. Tôi đoán chừng các “bô lão” của Hội Nghị Diên Hồng thời nhà Trần chống quân Mông, cũng độ khoảng 40 là nhiều.

    Nghiên cứu cho thấy, sự lão hoá bắt đầu sau tuổi dậy thì, đàn ông cũng như đàn bà, sau 35 tuổi, hiện tượng lão hoá tăng dần tốc độ như xe tuột dốc. Và, một khi xuống dốc, tốc độ ngày càng tăng. Sau 45 tuổi, mỗi một năm người ta già đi 14 tháng chứ không phải 12 tháng, và cứ thế mà… già nhanh hơn.

    Như vậy, chính xác, tuổi trung niên là khoảng 35-40 tuổi trở lên, và sau đó trên 50, tuổi “tri thiên mệnh”, nên được xem là cao tuổi. Chớ nên lừa dối chính mình hay an ủi kẻ khác là người này hay người kia hãy còn trẻ. Trên thực tế, ai cũng… già hơn cả.

    Bây giờ, xin trở lại chuyện cải thiện nếp sống mới, căn bản để giảm cân là ăn ít lại và tập thể dục, vận động. Tôi đã nói nhiều về đề tài này, nhưng bài viết nầy chú trọng cho người trung niên và cao tuổi.
    Thứ nhất, để giảm cân, yếu tố giảm calories ăn vào là chính và tập thể dục là phụ. Thí dụ, bạn chạy máy, hay chạy ngoài đường, chạy đâu cũng thế, sau 60 phút, bạn sẽ đốt khoảng 400 calories, Trong khi đó một ly sinh tố mít trung bình chứa khoảng 800 đến 1200 calories. Một người Việt Nam khoảng 40 tuổi, cân nặng độ 110 đến 130 pounds chỉ cần trung bình 2000 calories mỗi ngày, trong khi đó một tô mì gói ăn liền chứa xấp xỉ 300 calories. Chưa kể đến phở, bún bò, hủ tiếu, chè ba màu, sinh tố mãng cầu v.v… Bạn cứ làm tính nhẩm đi nhé.

    Thứ nhì, hãy nói thêm về chuyện tập thể dục để giảm cân. Dĩ nhiên vận động, tập thể dục rất tốt cho người trung niên và cao tuổi về tim mạch, và giữ cho cơ thể được trẻ trung hơn. Tuy nhiên, sau 35 tuổi, mỗi năm, khối lượng bắp thịt của đàn ông và đàn bà giảm đi và thay thế bằng… mỡ. Thiếu bắp thịt, cơ thể sẽ mau mệt và không đốt được calories một cách hữu hiệu, vì thế nămg lượng dư thừa sẽ lại biến thành mỡ, nhất là mỡ bụng, chất chồng theo năm tháng.

    Một điều tréo cẳng ngỗng là, khác với thanh niên, nghiên cứu cho thấy người cao tuổi càng tập thể dục quá độ… càng mập thêm! Trên 40 tuổi, khi tập thể dục như chạy bộ, chạy eliptical quá sức, cơ thể sẽ bị STRESS. Trong một bài viết về stress, tôi có giải thích là khi bị stress, cơ thể tăng hormone cortisol, làm tăng đường trong máu. Nhiều đường sẽ biến thành mỡ, và làm lở loét mạch máu. Chúng ta đã nghe chuyện nhiều người chạy bộ đường trường, hay chơi tennis thường xuyên lại chết vì trụy tim có thể là vì… tập thể dục quá độ!

    Như vậy, sau 40 tuổi, phải “biết người biết ta.” Khi tập thể dục, không nên tập tới khi mệt lả người mà nên chia ra làm nhiều buổi tập nhỏ dưới 30 phút. Đi bộ là tốt nhất, vì chạy bộ nhiều chỉ mòn và hư đầu gối cho người lớn tuổi. Ngoài ra để bớt mất khối lượng bắp thịt, người trung niên và cao tuổi nên tập… tạ hay với vật nặng vừa phải. Ý tưởng “no pain no gain” không đúng cho người lớn tuổi. Nghiên cứu cho thấy, khi tập cử tạ, nếu bị đau bắp thịt ngày hôm sau là do bắp thịt bị thương hay bị stress quá độ. Người trẻ sẽ phục hồi bằng cách tăng cường khối lượng bắp thịt do hormone tăng trưởng, growth hormone còn cao. Đối với người cao tuổi, khi bị thương, bắp thịt lại mất đi, không thay thế được. Vì thế dùng tạ nhẹ nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần, lại tăng thể tích của bắp thịt lên.

    Thứ ba, trở lại nói về… “cái ăn”.
    Ăn gì cũng được nghĩa là đừng theo những lối ăn cử “diet” trào lưu. Nên ăn nhiều rau trái, nhưng tránh đừng “uống” calories, tránh đường, tinh bột và các loại dầu mỡ có chứa omega-6. Bạn không cần phải cầu kỳ lập danh sách các thức ăn hay “đếm calories” trong ngày, vì đồ ăn Việt Nam, con số kê khai calories không được chính xác cho lắm. Chỉ cần tự hỏi là, “Tôi có thật sự cần phải ăn món này hay không?” và phỏng chừng làm sao đủ 2000 calories, lấy tiêu chuẩn 1 chén cơm nhỏ có khoảng 300 calories.

    Lý tưởng nhất là nên ăn no nhiều hơn trong ngày, và buổi tối là bữa ăn nhẹ. Thí dụ buổi sáng ăn hai quả trứng gà, luộc, đổ chả trứng, hay ốp la tuỳ ý. Protein trong trứng gà làm cho ta no lâu. Chán trứng gà thì ăn đồ ăn chứa nhiều protein vào buổi sáng như thịt cá. Không ăn được thì uống “sữa dành cho người già”, có protein như Ensure chẳng hạn. Nếu được, thêm một tách cà phê, tốt cho sức khoẻ. Nghiên cứu cho thấy người uống cà phê điều độ, sống lâu, ít bệnh. Nếu không uống cà phê được thì uống trà xanh hay chocolate. Buổi chiều có thể “ăn vặt” một ít đậu phộng, đậu hạnh nhân, nhai cà rốt sống hay một trái táo. Trong trường hợp vì công việc làm ăn, bữa tối là bữa chính, thì nên ăn sớm, càng sớm càng tốt trước khi lên gường đi ngủ. Ăn tối có thể kèm theo một ly rượu vang đỏ. Nghiên cứu cho thấy một ly rượu vang đỏ mỗi ngày làm tăng lượng cholesterol tốt, HDL, tương đương với lợi ích của một giờ tập thể dục. Trước khi đi ngủ, nên dành khoảng 15 phút để thiền.

    Cuối cùng, đừng quên “yêu nước”. Uống nước giúp cơ thể giải độc. Nên uống nước đầy đủ trong ngày, trà xanh càng tốt. Trước mỗi bữa ăn 30 phút, uống 2 ly nước đầy. Nghiên cứu cho thấy uống nước trước bữa ăn làm tăng khả năng tiêu thụ calories của cơ thể và giúp bạn giảm cân mau hơn.

    Năm mới là dịp mà mọi người đều có những ước vọng mới, những lời hứa nguyện sẽ làm một điều gì đó khá hơn năm cũ. Để đạt những ước nguyện “bớt béo”, trẻ, đẹp, và mạnh khoẻ, chúng ta phải thay đổi cả một lối sống, bao gồm từ cách ăn uống, tập thể dục làm nền tảng cho sức khoẻ tâm thần lẫn thể xác được khá hơn. Khi nói “thay đổi lề lối sống”, sự thay đổi phải diễn ra mỗi ngày chứ không đợi tới giờ phút “giao thừa” mỗi năm mới thề thốt là sẽ thay đổi.
    Chiếc xe của bạn đang tuột dốc, và dĩ nhiên cuối cùng ai cũng xuống đáy dốc hết, nhưng nhanh hay chậm, êm đềm hay nhọc nhằn, tùy ở bạn.


    BS Hồ Ngọc Minh


    Nguồn: http://nguoiphuongnam52.blogspot.com.au
              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5416
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Tết Bính Thân - 2016 -

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    Cười tí tỉnh,


    Ông bố bảo đứa con: Xích con chó dữ lại. Cậu con hỏi:

    - Nhà sắp có khách từ xa tới à bố?

    Bố đáp:

    - Không! Mẹ mày sắp từ mỹ viện về!

    :lol2:


    Đi nghe thuyết giảng

    Đêm giao thừa Tám Ổi túy lúy không thể lái xe, anh ta còn biết để xe lại bãi đậu và rông bộ về nhà. Khi Tám Ổi đang xiêu vẹo trên đường thì một nhân viên cảnh sát ách lại hỏi:

    - "Bốn giờ đêm rồi anh làm gì ngoài đường thế này?"

    - "Tôi đi nghe buổi thuyết giảng", Tám Ổi trả lời.

    - "Có ai điên mà thuyết giảng đêm giao thừa vào giờ này cho anh chứ?" Người cảnh sát chế diễu.

    Tám Ổi lè nhè:

    - "Vợ tôi" ....


    :lol2:


    Tiền bạc

    Có một anh chàng kia bỏ cả cuộc đời kiếm tiền và để dành tất cả tiền bạc kiếm được. Anh ta là một người hà tiện thứ thiệt. Anh không thích bất kể thứ gì ngoài bạc tiền. Anh làm việc hùng hục và cất kỹ tiền vào tủ sắt, chẳng hề tiêu pha.

    Một hôm anh ta bị đau nặng, kêu vợ lại dặn dò: "Khi anh chết em hãy lấy tất cả tiền bạc bỏ vào quan tài cho anh để có mà tiêu xài ở thế giới bên kia". Chàng ta bắt vợ phải thề hứa làm việc này trước khi yên tâm nhắm mắt.

    Ngày anh chết được đặt nằm trong quan tài và người vợ ngồi bên cạnh khóc lóc. Rồi giây phút vĩnh biệt tới, những người lo hậu sự chuẩn bị đóng nắp hòm. Người vợ chợt kêu lên "Xin đợi một chút", chị ta đi vô phòng, rồi trở ra với một cái hộp, đến bên quan tài đặt chiếc hộp vào trong áo quan. Khi quan tài được đóng lại và đẩy đi, người bạn ghé vào tai góa phụ nói nhỏ: "Chắc bạn không điên bỏ hết tiền vào áo quan đấy chứ?".

    Góa phụ đáp:

    - "Mình đã làm đúng lời hứa. Mình đã bỏ tất cả vào áo quan cho anh ấy đem theo. Mình là tín đồ của Chúa mà".

    - "Hử? Bạn nói sao? Có phải bạn nói bạn bỏ tất cả vào, không thiếu một cent?"

    - "Đúng vậy. Mình đã thu lượm tất cả tiền bạc bỏ vào trương mục ngân hàng của mình và ký cho anh ấy một cái chi phiếu, không thiếu một cent".

    (Jessica và A.C.La)

    :lol2:

    Nguồn: http://tiengthongreo.blogspot.com.au

              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5416
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Tết Bính Thân - 2016 -

Bài viết bởi Bạch Vân »

          

[youtube][/youtube]
Chuc Xuan - Ban AVT



          
Last edited by Bạch Vân on Chủ nhật 17/01/16 17:43, edited 1 time in total.
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5416
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Tết Bính Thân - 2016 -

Bài viết bởi Bạch Vân »

          

[youtube][/youtube]
Chợ Hoa Nguyễn Huệ Sài Gòn , Xuân Kỷ Dậu 1969

          
kim
Bài viết: 268
Ngày tham gia: Thứ ba 22/12/15 10:00

Re: Tết Bính Thân - 2016 -

Bài viết bởi kim »

Chào các anh chị, các bạn.
Hôm qua K đi chợ, ghé góc Hoa Xuân. Chưa thấy nhiều mai và đào, nhưng có tắc và một số loại hoa người Việt mình vẫn trưng dịp Tết. K chụp mấy tấm vì nhớ nhà Nam có mục Tết Bính Thân. :)

Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
IVDILD
Mến chúc cả nhà cùng đón Xuân thật vui.
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20038
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Tết Bính Thân - 2016 -

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          

... Cám ơn Kim thấy đẹp mà nhớ đến nhà Nam ...

:dance4:

:flwrhrts: :flwrhrts: :flwrhrts: :flwrhrts:
          
Trả lời

Quay về “Chuyên đề”