Từ Sóng Gió Biển Ðông đến Nguyên Khí, những tác phẩm bị cấm.

Trả lời
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5428
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Từ Sóng Gió Biển Ðông đến Nguyên Khí, những tác phẩm bị cấm.

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           



    Từ Sóng Gió Biển Ðông đến Nguyên Khí,
    những tác phẩm bị cấm.





    19 tháng Giêng năm 1974 là ngày kỷ niệm trận hải chiến Hoàng Sa nơi Tổ Quốc ghi công 74 chiến sĩ Hải Quân/VNCH hy sinh bảo vệ lãnh thổ đất nước. Ðến ngày hôm nay, tính ra là 44 năm, ở cả trong nước lẫn hải ngoại, đều tưởng nhớ để vinh danh những người con anh hùng trong một trận hải chiến quyết tử. Nhưng, chính quyền Cộng Sản với chủ trương bỏ nước hơn là bỏ đảng e sợ Trung Cộng nên vẫn cấm đoán và đàn áp những người biểu tình yêu nước tôn vinh những anh hùng HQ/ VNCH gìn giữ lãnh thổ Việt Nam.

    Ðặc biệt, có lúc một nhà văn trong nước lại bị cấm xuất bản một tác phẩm có nội dungđề cao những người lính đã một thời đứng ở bên kia chiến tuyến chống lại quân xâm lược Cộng Sản. Ðó là tiểu thuyết Sóng Gió Biển Ðông, là một tiểu thuyết mà nhà văn Hoàng Minh Tường muốn hoàn tất vào ngày kỷ niệm 40 năm trận chiến Hoàng Sa. Nhưng, vì vấn đề “nhạy cảm” chính trị nên vẫn chưa có nhà xuất bản nào dám in. Bởi, nhà cầm quyền Cộng sản không muốn đề cập đến biến cố Biển Ðông trong văn chương, nhất là đề cao những người lính Việt Nam Cộng Hòa như Hạm Trưởng Hải Quân Thiếu tá Ngụy Văn Thà, Hạm Phó Hải Quân Ðại Úy Nguyễn Thành Trí chỉ huy chiến hạmNhật Tảo HQ 10 của Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa. Và nhà văn Hoàng Minh Tường cũng là người bị ghi tên trên sổ đen vìnhững tác phẩm như Thời Của Thánh Thần xôn xao dư luận một thời hay Nguyên Khí vẫn còn đang vất vả đi tìm nhà xuất bản để in.

    Khi mà một chính quyền khiếp nhược không dám cương quyết bảo vệ lãnh thổ đất nước, khi mà những tên Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc tân thời còn mưu toan bán nước, Khi mà ngư dân Việt Nam không được bảo vệ, bị hiếp đáp bắt giam bởi những tàuTrung Quốc, thì cũng khó mà các tác phẩm như Sóng Gió Biển Ðông được xuất bản. Nhất là cuốn sách đề cập đến những anh hùng của Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa đã anh dũng hy sinh để bảo vệ lãnh thổ của đất nước…

    Nhà Văn Hoàng Minh Tường trong cuộc phỏng vấn của Mặc Lâm đài RFA đã nói về Sóng Gió Biển Ðông của mình:

    “ Thật ra nếu bình thường không có gì xảy ra thì Sóng Gió Biển Ðông đã xuất bản từ tháng 5 năm ngoái. Tôi đã làm việc với giám đốc nhà xuất bản Lao Ðộng và hai bên đã đồng ý. Tôi nghĩ rằng cuốn sách này nó cũng nói về chuyện làm ăn trên Biển Ðông được lấy bối cảnh từ một làng chài lưới nên bối cảnh chính trị không có gì ảnh hưởng cả, thậm chí còn tốt nữa. Cuốn sách này trước kia đã in ở nhà xuất bản Công An một phần rồi bây giờ được chỉnh sửa lại và thêm hai chương hải chiến Hoàng Sa và Trường Sa.

    Hai chương này tôi cũng thừa nhận rằng có những vấn đề nhạỵ cảm và đã lấy ra bây giờ lại đưa vào, bổ sung phần sau. Thế là ông giám đốc nhà xuất bản Lao Ðộng mặc dù lúc ấy ông ta đã đồng ý và đã ký giấy tờ chuẩn bị đem in, họa sĩ vẽ bìa rồi nhưng giờ phút cuối cùng thì ông ta lại không dám ký. Không biết là tự ông ấy hay có ý kiến của ai không nhưng trước khi nghỉ hưu ông ấy không dám ký. Vì vậy tới bây giờ cuốn sách vẫn còn treo ở đấy. Một vài nhà xuất bản khác cũng muốn in nhưng vẫn còn trục trặc. Tôi rất muốn cuốn sách này ra mắt vào dịp kỷ niệm 40 năm Hoàng Sa thất thủ. Ðây có lẽ là cuốn tiểu thuyết đầu tiên đề cập tới cuộc hải chiến mà mọi người trong chúng ta quan tâm.




    Nhà văn Hoàng Minh Tường kể là ông hư cấu chương sách về trận hải chiến Hoàng Sa theo những tài liệu mà ông đã đọc. Có rất nhiều tài liệu từ các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã tham gia trận hải chiến trên các trang mạng và ông đã theo dõi rất sát để viết ra được sự thật. Nhân vật của Sóng Gió Biển Ðông là người tham chiến trên chiến hạm HQ 10 Nhật Tảo của hạm trưởng Ngụy Văn Thà và ông chỉ xoay quanh sự kiện trên con tàu này thôi chứ ông không viết cả một trận chiến vì cuộc chiến này còn có sự tham chiến của bốn chiến hạm. Ông chỉ viết về một nhân vật thôi vì một nhân vật tiểu thuyết phải gắn bó với một bối cảnh sống đã tham dự. Trong chương này nhân vật của ông là Hải Quân Thiếu úyViệt Nam Cộng Hòa Ðỗ Trọng Hải người đã tham dự cuộc chiến từ phút đầu đến giây phút chót. Tất nhiên những cứ liệu hoàn toàn có cơ sở và bắt đầu từ ngày chiến hạm khởi hành từ quân cảng Ðà Nẵng vào ngày 17 cho đến ngày 19 thì chiến hạm bị đánh chìm.

    Chương 15 của tiểu thuyết Sóng Gió Biển Ðông là những ghi chép coi như những kỷ vật và bút tích về sự nối bước tiền nhân của dòng họ Ðỗ Trọng, một tộc của làng Hải Thủy, trong việc góp phần xương máu vào công cuộc bảo vệ biên cương hải đảo nước Việt Nam trước sự xâm lăng của đế quốc Phương bắc Trung Hoa. Ðó là những trang nhật ký của Hải Quân Thiếu úy VNCH Ðỗ Trọng Hải, sĩ quan hải hành trên hộ tống hạm Nhật Tảo đã tham gia trận hải chiến Hoàng Sa ngày 18 và 19 tháng Giêng năm Giáp dần,1974: “Tân xuân giáp Dần Hoàng Sa chiến/ Nam ngư hải ngoại huyết lưu hồng”

    Những trang ghi chép này chỉ được ghi lại sau ngày 20 tháng 1 năm 1974, ngày mà cuộc đời thiếu úy Ðỗ Trọng Hải được cải tử hoàn sinh khi 23 quân nhân hải quân của chiến hạm HQ10 sau một ngày lênh đênh trên biển cả, đã được tàu chở dầu mang cờ hiệu Hòa LanKopionella vớt được ở hải phận quốc tế trên Biển Ðông.

    Tiểu thuyết Sóng Gió Biển Ðôngkể lại những sinh hoạt của một làng chài lưới sống nhờ vàotặng phẩm cá tôm của biển cả trùng dương. Nhưng đó cũng là những chuyện lương dân đi biển bị tàu Trung Quốc bắt. Hoàng Minh Tường đã phô bầy trong truyện những hoàn cảnh khó khăn của ngư dân Việt Nam, có người bị Trung Quốc bắt giam cả tháng, có người bị lạc vào đảo hoang sống như người tiền sử để sống còn. Oâng viết và cho rằng mìnhdựa vàohư cấu từ chuyện thực tế, của những ngư phủ Việt Nam bị tàu Trung Quốc bắt trên đảo Phú Lâm.

    Tác giả Sóng Gió Biển Ðông còn kể lại chuyện ông viết một phóng sự cho báo Văn Nghệ để phúc trình về Truờng Sa trong đó có đề cập đến trận hải chiến Trường Sa và một người biên tập đã cắt đi đoạn đó. Ông khiếu nại và bảo nếu cắt thì ông sẽ không đăng toàn bộ phóng sự ấy. Ông gọi cho Tổng biên tập Nguyễn Trí Huân và rốt cuộc bài viết ấy được đăng toàn bộ trong đó có cuộc chiến kể lại trân đánh ở đảo Gạc Ma và Colin. Bài viết được đón nhận khá nồng hậu và ông cho rằng nếu viết về sự thực với tấm lòng ngay thẳng thì không có điều gì phải sợ hãi

    Nhà văn Hoàng Minh Tuờng nói: “Hai cuốn Sóng Gió Biển Ðông và Nguyên Khí là hai cuốn sách tôi nghĩ rằng khi in ra sẽ được độc giả đón nhận nồng nhiệt vì đó là tấm lòng và trách nhiệm của nhà văn đối với những vấn đề của đất nước. Nhà văn chỉ nói lên sự thật bằng tác phẩm. Vấn đề gì nó htuộc về lòng yêu nước dù dưới dạng nào thì cũng sẽ đến tay bạn đọc. Hiện nay đã có một hai nơi tác động để các nhà xuất bản họ phải nghĩ đã đến lúc chúng ta dám nói sự thật về cả hai trận hải chiến và nếu không nói thì chúng ta sẽ có tội. Có tội với lịch sử, có tội với các chiến sĩ đã hy sinh xương máu để bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa của tổ quốc chúng ta”

    Nguyên Khí, cũng lại là một tiểu thuyết có số phận long đong bị ở trong sổ đen văn chương nên gặp nhiều khó dễ cấm cản khi xuất bản.

    Nhà thơ Hoàng Hưng đã cật vấn Hoàng Minh Tường về tiểu thuyết Nguyên Khí vừa bị cấm xuất bản:

    Hoàng Hưng: Còn bây giờ Nguyên Khí có phải là một cuốn sách đen không?

    Hoàng Minh Tường: Tôi cũng không biết nữa. Với hai lý do mà Cục Xuất Bản Bộ Thông Tin và Truyền Thông gán cho thì không biết chừng họ còn xếp Nguyên Khítrên cả sách đen. Họ không đủ kiên nhẫn chờ cho Nguyên Khí xuất bản rồi mới thổi còi như lâu nay họ vẫn làm mà họ xục xuống tận nhà xuất bản, bắt đem nộp bản thảo để kiểm duyệt. Tôi vẫn nhớ mồ ma nhà văn Trần Hoài Dương. Một đêm kia, ông choàng tỉnh dậy mồ hôi vả ra như tắm. Ông vừa mơ một giấc mơ khủng khiếp rằng cách mạng thành công từ năm 1930 chứ không phải 1945. Nếu quả như vậy thì Thơ Mới, Tự Lực Văn Ðoàn, Mỹ Thuật Ðông Dương… đã bị bóp chết từ trong trứng chứ làm gì được tồn tại để bây giờ chúng ta tự hào có những sản phẩm tinh thần vô giá. Và may thay thời ấy nhờ bọn thực dân không kiểm duyệt kỹ như bây giờ mà những Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng, Nguyễn Tuân,… mới còn để lại được Số Ðỏ, Chí Phèo, Tắt Ðèn, Bước Ðường Cùng, Bỉ Vỏ, Vang Bóng Một Thời.

    Hoàng Hưng: Quả là một giấc mơ khủng khiếp

    Hoàng Minh Tường: Vâng. Tận diệt văn hóa là một tội ác khủng khiếp. Triệt tiêu động lực sáng tạo của người viết, bóp chết tác phẩm khi còn đang trứng nước là vi phạm nhân quyền. Một nền văn học chỉ dung dưỡng những tác phẩm tung ra một nền xuất bản lúc nào cũng khuyến cáo các nhà văn hãy tự kiểm duyệt các tác phẩm của mình ngay từ khi ngồi trước trang viết thì còn gì là văn chương…”

    Nguyên Khí là tác phẩm thứ ba của nhà văn Hoàng Minh Tường bị làm khó dễ trong việc xuất bản. Lần thứ nhất là cuốn “Thủy Hỏa Ðạo Tặc” viết xong năm 1982 nhưng bị “ngâm tôm” trong ngăn kéo các nhà xuất bản hơn 15 năm mãi đến khi có phong trào đổi mới văn học mới được cho in năm 1986 thì năm sau tiểu thuyết này đoạt giải thưởng văn học của Hội Nhà Văn. Năm 2008, ông xuất bản tiểu thuyết “Thời Của Thánh Thần” và khi ra mắt đã gây ra nhiều dư luận, nhiều tiếng vang trong văn giới. Sau đó bị cấm lưu hành, bị đầu nậu in chui gây thua lỗ cho nhà xuất bản và tác giả.

    Nguyên Khí là tác phẩm khảo luận lịch sử, mà cũng có thể gọi là tiểu thuyết dã sử, viết theo khuynh hướng hậu hiện đại, luận về trí thức và quyền lực, kẻ sĩ và chế độ toàn trị một thời. Tác phẩm viết về những sự kiện xảy ra quanh vụ án Lệ Chi Viên dẫn tới cuộc đại thảm sát hai công thần triều Lê là quan Thừa Chỉ Hành Khiển Nguyễn Trãi và quan Lễ Nghi Học Sỹ Nguyễn Thị Lộ. Câu chuyện chỉ diễn ra trong 27 ngày từ ngày 20 tháng 7 năm Nhâm Tuất (1442), là ngày Tiệp Dư Ngô Thị Ngọc Dao sinh hạ hoàng tử Lê Tư Thành (tức vua Lê Thánh Tông sau này) đến ngày 16 tháng 8 cùng năm, ngày quan Thừa Chỉ Hành Khiển Nguyễn Trãi và Lễ Nghi Học Sỹ Nguyễn Thị Lộ bị xử trảm và chu di tam tộc. Chỉ trong một thời gian ngắn nhưng xảy ra bao nhiêu sự kiện lịch sử trong đó dồn chứa những tấn thảm kịch, bao nhiêu tính mạng bị oan khuất, bao nhiêu những thủ đoạn mưu mô gian hiểm.

    Công An Văn Hóa muốn ngăn chặn một tác phẩm mà họ cho là văn chương ám chỉ, như hai tác phẩm trước của Hoàng Minh Tường. Viết về những người bị oan khuất trong bối cảnh của một chế độ phong kiến độc tài như thời Lê Sơ chắc làm người đọc liên tưởng tới chế độ hiện tại với những trò đấu đá tranh dành quyền lực và những vụ án mà người xử tội có khi chính là kẻ chủ mưu tội ác.

    Nhà văn Hoàng Minh Tường trong cuộc phỏng vấn của phóng viên đài RFI đã tâm sự: “một trong những vấn đề tôi trăn trở là tôi muốn viết một cuốn sách về giới trí thức. Tôi đã suy ngẫm rất nhiều về câu chuyện của hai cụ Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ và cái chết thảm khốc của hai nhân vật mà tôi nghĩ là vĩ đại trong lịch sử. Lâu nay rất nhiều người đã viết về chủ đề này nhưng tôi nghĩ rằng chưa giải mã được câu chuyện lịch sử này một cách thấu đáo. Một trong những điều mà cụ Nguyễn Trãi làm mà lâu nay các nhà sử học và các nhà xã hội học chưa phát hiện ra mà cũng chưa khẳng định. Ðó là cái vai trò của cụ Nguyễn Trãi trong việc chấn hưng triều Lê, nhất là thời của Lê Thái Tông. Nguyễn Trãi là tác giả của bộ luật lớn nhất từ trước đến nay: bộ Luật Hồng Ðức.

    Bộ luật Hồng Ðức đến thời Lê Thánh Tông mới công bố, năm 1464, nhưng khi vua Lê Thánh Tông minh oan Nguyễn Trãi thì bộ luật đó đã hoàn thành. Tôi có liên hệ với ngày nay. Bây giờ là thời kỳ “trị nước”, thời kỳ rất cần đến chất xám, cần đến trí thức, cần đến sự phản biện của trí thức…”


    Trả lời tại sao lại đặt tên với nhan đề Nguyên Khí, ông nói: “Có một câu nói của cụ Thân Nhân Trung (1409-1499) tiến sĩ và đồng thời là Phó Súy của Tao Ðàn thời Lê Thánh Tông. Cụ có viết một câu hiện vẫn còn trong Quốc Tử Giám: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” khi cụ viết về vai trò của trí thức, của kẻ sĩ mọi thời thì có viết câu trên trong phần mở đầu văn bia tiến sĩ năm nhâm tuất (1442). Từ xưa tới nay, trí thức là một tầng lớp, một giai tầng rất nhỏ, nếu dân trí là một hình tháp nhọn. Trí thức ở đây không chỉ là những người làm văn chương, giáo viên, giáochức mà trí thức là tinh hoa, tinh túy của nhân loại. Tinh túy ấy có cả ở nông thôn, hang cùng ngõ hẻm. Nếu một quốc gia biết xử dụng tất cả những nguyên khí đó, những tài năng hoặc lộ diện hoặc không lộ diện thì sẽ giúp rất nhiều cho công việc xây dựng đất nước…giống như thời Trần với hội nghị Diên Hồng. Thời nào nguyên khí cũng rất quan trọng huống chi ở Việt Nam hiện nay, sau khi đã thống nhất đất nước, nguyên khí phải được tích tụ, trí thức phải được trọng dụng. Tôi muốn dùng hình ảnh đấy để nói về thờicụ Nguyễn Trãi. Khi cái phần nguyên khí, cía tinh hoa nhất bị chính quyền Nguyễn Thị Anh tiêu diệt, thì cả một thời sau đó, đất nước bị kiệt quệ hơn nhiều… Ðại Việt Sử KýToàn Thư nói thời kỳ này trộm cắp như rươi, trí thức bị khinh bỉ.

    Dùng chữ Nguyên Khí khi để đặt tên cuốn sách tôi muốn nói đến vai trò của tài năng, vai trò của hiền tài trong cuộc kiến quốc ở mọi thời đại”


    Câu hỏi của RFI: Một số người quan tâm đến triết học cổ trung đại có nhận xét rằng nguyên khí là một khái niệm của một học thuyết Tân Nho Giáo thời trung đại, mang màu sắc Ðạo Gia được dùng làm ngọn cờ nhằm quy tụ một lớp trí thức cận thần phục vụ cho nền quân chủ Khổng Giáo trước đây? Và nhà văn Hoàng Minh Tường trả lời: “Tôi không nghĩ nguyên khí để chỉ giới cận thần mà tôi nghĩ nguyên khí là trí thức. Tức là khí thiêng của sông núi, của đất nước. Bởi khí thiêngthì tập hợp ở giới trí thức. Giới trí thức thì bao giờ cũng là nguyên khí quốc gia. Ngay cả cái thời của cụ Thân Nhân Trung cũng nói về cái đó, cũng giải mã cái đó… Nếu thời đại không có nguyên khí, không có giới trí thức, không có những giới tính nhanh nhẹn nhất, tinh hoa nhất của dân tộc, thì đó là cái thời mạt vận. Nguyên khí luôn luôn là ánh sáng của dân tộc. Như cái râu của con ốc sên, là cái dẫn đường. Nó có một sự tinh nhạy vô cùng. .”

    Trả lời câu hỏi: Một cuốn tiểu thuyết hiểu theo nghĩa thông thường là có hư cấu- Nếu các nhà sử học đọc cuốn Nguyên Khí thì họ sẽ nhận định thế nào: đâu là phần lịch sử đâu là phần hư cấu?

    “Vâng, tôi cũng muốn nhân cuốn sách này ra đời, tôi sẽ được tranh luận với các nhà sử học. Cái thời này các nhà sử học tập trung nghiên cứu rất nhiều. Chính sử thì đã nghiên cứu hết rồi. Chủ yếu là “Ðại Việt Sử ký Toàn Thư” của Ngô Sĩ Liên rồi “Thông Sử” của Lê Quý Ðôn… Rồi một số các dã sửkhác. Gần đây có một số tư liệu, nhất là các gia phả của một số đông họ Lê, họ Ðinh, họ Nguyễn… Tất nhiên gia phả có nhiều điều đáng tin cậy nhưng trong gia phả cũng có nhiều chi tiết mang tính dã sử. Các nhà sử học không có quyền được hư cấu các sự kiện, các biến cố, các thời đại lịch sử, nhưng nhà văn từ những diễn biến lịch sử thì có quyền ráp nối lại và đưa ra những kiến giải. Ðể mà giải thích lịch sử một cách lô-gich. Tôi nghĩ nhà văn không có quyền hư cấu ngoài(trái với?) các tư liệu lịch sử.

    Trong cuốn sách này, đối với tất cả nhân vật lịch sử có tên thì tôi đều hết sức tôn trọng các sự kiện. Nhưng mà tôi không tôn trọng một cách mù quáng, khôngbtôn trọng bằng cách thừa nhận mặc nhiên. Tôi nghiên cứu ngay cả đoạn Ngô Sĩ Liên viết về cụ Nguyễn Trãi, về cái chết của cụ và nhận định về Nguyễn Thị Lộ. Tôi nghĩ rằng chính Ngô Sĩ Liên là người không dám công tâm, không dám nhìn nhận về lịch sử mà viết ra những điều đó.

    Chính đó là điều mà lâu nay các nhà sử học bị đánh lừa trong các nhận định của Ngô Sĩ Liên về Nguyễn Thị Lộ mà vua bị chết. Thì chính điều này bây giờ tôi phản bác lại.

    Tôi cho rằng Ngô Sĩ Liên là một nhà sử học vĩ đại nhưng ông cũng có những sai lầm. Có những phần ông viết hoàn toàn không đúng.”


    Nguyên Khí đề cập đến người xưa thì cũngviết về người hôm nay. Như nhà văn Trung Hoa Mạc Ngôn, giải Nobel văn chương:

    “Tôi bắt được một tác phẩm cũ nói về vụ án Lệ Chi Viên “Long Thành Tạp Ký”. Cái tác phẩm này tôi phải nhờ dịch từ tiếng Nôm ra. Tôi mới đưa cho cụ giáo sư Hoàng Ngôn người đã dịch Mạc Ngôn, để dịch. Nên khi làm truyện thì mới bàn đến Mạc Ngôn trong đó. Ðây là cách riêng của tiểu thuyết Nguyên Khí. Câu chuyện này đan xen vào thời hiện tại. Trong đó có 19 chương thì có 4 chương viết về thời hiện tại bây giờ còn 15 chương là lịch sử. Trong các chương hiện đại, người ta bình luận về lịch sử, ví dụ về Lê Thái Tông thế nào, về Nguyễn Thị Anh ra sao, trong đó có nhận định cả về thế giới Ðông Tây, và cả Mạc Ngôn nữa. Ðó là cuốn sách tôi pha trộn giữa cái ảo và cái thực, cái đương đại và lịch sử.

    Ðọc Mạc Ngôn tôi thấy rằng đó là gương mặt của Trung Hoa đương đại hiện lên rõ nét, nhất là trong “Rừng Xanh Lá Ðỏ” hay” Phong Nhũ Phì Ðồn”. Nước Trung Hoa hiện đại nó ghê gớm quá, khủng khiếp quá. Sách của chúng tôi ở đây có thấm thía gì.

    Có lẽ quan niệm của những người qủan lý xuất bản, nhìn chung là họ quá khắt khe. Ðến một lúc nào đó có lẽ họ sẽ phải ân hận. Nó đang lập lại giai đoạn, thời kỳ nhà thơ Hoàng Cầm bị cấm xuất bản cuốn Về Kinh Bắc. Mà chính gần đây, Hoàng Cầm lại được giải thưởng Nhà Nước về chính tập thơ đó.

    Ông Nguyễn Tấn Dũng thủ tướng của chúng tôi vừa nói một bài, giới trí thức đang bình luận rất nhiều. Ông ấy nói là “người dân có quyền làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm và sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích của mình”. Thế thì tôi là một nhà văn, tôi cũng là một công dân. Tôi có quyền viết những gì mà pháp luật không cấm. Tôi có quyền bảo vệ văn quyền, quyền sáng tác của mình. Nhưng mà ở đây tôi cũng muốn nói là “được vạ má đã sưng”. Mà ngay cả quyết định cấm, họ cũng không dám viết bằng văn bản. Hiện nay hoàn toàn chỉ là chỉ thị miệng, những lệnh từ bóng tối phát ra. Cho nên rất khó, rất khổ cho nhà văn Việt Nam là không biết kêu ai cả. Chúng tôi bây giờ rất bi quan. .”


    Thế mà, ở hải ngoại vẫn có người tán tụng cái hệ thống kiểm duyệt đó, như Ðặng Tiến, như Nguyễn Ngọc Giao… chẳng hạn. Không hiểu các ông nhà văn cơ hội chủ nghĩa “theo gió phất cờ này” có đọc Hoàng Minh Tường không?


    Nguyễn Mạnh Trinh.



    Nguồn:http://vietluan.com.au


              
Trả lời

Quay về “Nguyễn mạnh Trinh”